Sự kiện
25/4: Tổ chức chương trình "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" năm 2024 tại A Lưới     *      26/4: Tổ chức lớp tập huấn Chỉ huy Đội và phụ trách Sao nhi đồng năm 2024

 

Tìm kiếm tin tức

Chương trình Hoạt động của hệ thống Cung, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi năm 2013
Ngày cập nhật 23/01/2013

 Năm 2013 là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, Hội đồng Đội Trung ương xây dựng Chương trình hoạt động hệ thống các Cung, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi năm 2013, với nội dung cụ thể như sau:

 I. CHỦ ĐỀ:   VÌ ĐÀN EM THÂN YÊU”

II. TRỌNG TÂM CÔNG TÁC

1. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh.

2. Tiếp tục mở rộng các loại hình hoạt động theo hướng đa dạng hoá, tạo ra nhiều sân chơi bổ ích lý thú, phù hợp tâm sinh lý trẻ em, thu hút đông đảo các đối tượng thiếu nhi tham gia sinh hoạt, học tập và rèn luyện; đẩy mạnh việc đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống Nhà Thiếu nhi cấp huyện; quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống Nhà Thiếu nhi vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc.

3. Nghiên cứu, chuyển giao, nhân rộng các mô hình hoạt động Đội tại địa phương; tổ chức tập huấn kỹ năng, phương pháp công tác Đội cho đội ngũ cán bộ phụ trách và Chỉ huy Đội. Hỗ trợ các hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư.

III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Hoạt động vui chơi giải trí

* Nội dung, giải pháp

- Tăng cường phát triển các loại hình vui chơi giải trí cho thiếu nhi, đặc biệt là thiếu nhi ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc. Mở rộng mô hình sân chơi lưu động nhằm thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia; duy trì các loại hình trò chơi dân gian để giáo dục các em giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Tiếp tục đầu tư, xã hội hóa việc đầu tư các sân chơi công nghệ cao, các trò chơi hiện đại, trò chơi ngoài trời nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí đa dạng của thiếu nhi, tạo điều kiện để các em tiếp cận với các mô hình trò chơi mang tính sáng tạo, kích thích sự phát triển tư duy, khả năng nhạy bén của các em.

- Tổ chức các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật, các chương trình giao lưu, hội trại, hành trình về nguồn, thăm quan dã ngoại, giáo dục truyền thống cho thiếu nhi nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và địa phương; các hoạt động kỷ niệm 82 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 72 năm thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh.

* Chỉ tiêu

- Trong năm, ngoài các hoạt động thường xuyên, mỗi đơn vị Nhà Thiếu nhi cấp tỉnh tổ chức hoặc hỗ trợ tổ chức ít nhất 01 chương trình giao lưu nghệ thuật, mít tinh, gặp gỡ cho đối tượng thiếu nhi vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

- Phấn đấu 70% Nhà Thiếu nhi cấp huyện, 100% Nhà Thiếu nhi cấp tỉnh, thành phố tổ chức được các hoạt động vui chơi giải trí tại chỗ và ngoài trời.

- Duy trì tổ chức các chương trình vui chơi phục vụ thiếu nhi, đặc biệt là thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, được vui chơi giải trí miễn phí nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 và Tết Trung thu.

2. Hoạt động bồi dưỡng, phát hiện năng khiếu

* Nội dung, giải pháp

- Nghiên cứu, tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh, Thành đoàn xây dựng đề án phát triển tài năng thiếu nhi; tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển các bộ môn năng khiếu, các đội, nhóm chuyên, có tính hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu của trẻ em; tạo điều kiện để các em được tham gia sinh hoạt, học tập các lớp năng khiếu theo sở thích của mình.

- Tiếp tục mở rộng các hình thức liên kết đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng khiếu cho thiếu nhi, đặc biệt là thiếu nhi vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; quan tâm đầu tư các lớp ngoại ngữ, công nghệ thông tin, các Câu lạc bộ sáng tạo, giúp các em tiếp cận với các bộ môn khoa học, từng bước hội nhập quốc tế.

- Mở rộng mạng lưới cộng tác viên; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng có hiệu quả lực lượng giáo viên chuyên sâu các loại hình năng khiếu. Biên soạn khung chương trình, giáo án, bài giảng cho các lớp năng khiếu, đảm bảo thiết thực, hiệu quả và hiện đại, phù hợp với từng đối tượng thiếu nhi.

* Chỉ tiêu

- Trong năm tổ chức được ít nhất 5 loại hình (đối với Nhà Thiếu nhi cấp tỉnh), 2 loại hình (đối với Nhà Thiếu nhi cấp huyện) đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thiếu nhi trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao.

- Phấn đấu mỗi Nhà Thiếu nhi cấp huyện xây dựng được 01 mô hình Câu lạc bộ Sáng tạo cho thiếu nhi.

- Duy trì được hoạt động thường xuyên của các Câu lạc bộ ngoại ngữ, tin học, Câu lạc bộ khoa học, Câu lạc bộ sáng tác thơ, văn tuổi học trò...

3. Hoạt động phương pháp công tác Đội

* Nội dung, giải pháp

- Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng, xây dựng Đội vững mạnh tại các Cung, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi bằng các hoạt động hiệu quả, thiết thực, gắn với từng hoạt động chuyên môn.

- Tiếp tục nghiên cứu, thí điểm, hướng dẫn và chuyển giao các mô hình hoạt động Đội có hiệu quả về cơ sở; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Đội Nghi lễ, Đội tuyên truyền măng non, các đội, nhóm chuyên để phục vụ các hoạt động của địa phương. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, xây dựng mô hình hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư, quan tâm xây dựng đội ngũ cộng tác viên phụ trách thiếu nhi tại cộng đồng.

- Phối hợp với Hội đồng Đội để tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ phụ trách thiếu nhi, cán bộ Đội ở các cấp. Chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của các Câu lạc bộ Giáo viên - Tổng phụ trách Đội và Câu lạc bộ cán bộ Chỉ huy Đội. Nhân rộng các mô hình Học kỳ trong Quân đội, Trại hè thiếu nhi... tạo điều kiện để các em được trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội.

* Chỉ tiêu

- 100% các Cung, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi các cấp triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X về tăng cường công tác Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng.

- 70% Nhà Thiếu nhi cấp huyện; 100% NTN cấp tỉnh có Đội Nghi lễ với đầy đủ trang thiết bị theo quy định của Nghi thức Đội.

-  Trong năm, mỗi Nhà Thiếu nhi cấp huyện xây dựng được 01 mô hình hoạt động Đội tại xã phường, mỗi Nhà Thiếu nhi cấp tỉnh hướng dẫn và chuyển giao ít nhất 02 mô hình hoạt động Đội về cơ sở. Duy trì được hoạt động thường xuyên của các đội, nhóm, câu lạc bộ.

Tổ chức ít nhất 05 lớp (đối với Nhà Thiếu nhi cấp Tỉnh), 02 lớp (đối với Nhà thiếu nhi cấp huyện) tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội cho đội ngũ Giáo viên - Tổng phụ trách Đội, giáo viên phụ trách chi đội, cán bộ phụ trách thiếu nhi ở địa bàn dân cư, cán bộ Ban Chỉ huy Liên đội, chi đội.

4. Các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện

* Nội dung, giải pháp

- Quan tâm giúp đỡ các hoạt động thiếu nhi ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, khu vực biên giới hải đảo. Chú ý phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thiếu nhi dân tộc; mở rộng các loại hình sân chơi lưu động đến những nơi chưa có Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi. Duy trì các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa các Nhà Thiếu nhi có điều kiện với các Nhà Thiếu nhi vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các Đội tuyên truyền măng non trong công tác truyền thông bảo vệ môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, An toàn giao thông, phòng chống suy dinh dưỡng, tai nạn thương tích... thông qua các chương trình nghệ thuật, sân khấu hóa, các chương trình phát thanh măng non cho thiếu nhi.

- Tăng cường các hoạt động an sinh xã hội, thăm hỏi, tặng quà, học bổng, miễn học phí các lớp năng khiếu, sinh hoạt, vui chơi giải trí cho thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, con em các gia đình chính sách và những người có công với đất nước. Mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế thiếu nhi.

* Chỉ tiêu

- Mỗi Nhà Thiếu nhi cấp tỉnh nhận giúp đỡ, phát triển 01 điểm vui chơi cấp xã, tổ chức ít nhất 03 chương trình biểu diễn văn hoá, nghệ thuật phục vụ thiếu nhi miền núi, vùng dân tộc thiểu số, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

- Nhà Thiếu nhi cấp tỉnh trong năm tổ chức được ít nhất  01 hoạt động giao lưu, kết nghĩa, thăm hỏi, tặng quà cho thiếu nhi vùng núi, dân tộc, vùng bị thiên tai, lũ lụt, biên giới, hải đảo.

- Mỗi Nhà Thiếu nhi xây dựng và duy trì hoạt động có hiệu quả 01 Đội Tuyên truyền măng non. Khuyến khích các đơn vị mở rộng các hoạt động giao lưu quốc tế thiếu nhi, đặc biệt là các đơn vị có đường biên giới.

5. Xây dựng cơ sở vật chất

* Nội dung, giải pháp

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có để phục vụ các hoạt động cho thiếu nhi.

- Triển khai Đề án hỗ trợ trang thiết bị hoạt động cho 100 Nhà Thiếu nhi cấp huyện; tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quy hoạch quỹ đất, nguồn lực xây dựng Nhà Thiếu nhi cấp huyện, các điểm vui chơi giải trí tại xã phường.

- Tranh thủ các nguồn lực, đẩy mạnh hơn công tác xã hội hoá các hoạt động văn hóa theo tinh thần của Đảng, Nhà nước, đa dạng hoá các hoạt động theo mô hình liên doanh, liên kết tạo nguồn lực đầu tư cho các hoạt động hưởng thụ văn hoá tinh thần, vui chơi giải trí của thiếu nhi.

* Chỉ tiêu

- Nhà Thiếu nhi cấp tỉnh đầu tư đạt 80% trang thiết bị phục vụ cho các môn học năng khiếu, có khu vui chơi ngoài trời.

- Nhà Thiếu nhi cấp huyện đầu tư ít nhất 50% trang thiết bị phục vụ hoạt động Văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao.

IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO

1. Trung ương

- Tiếp tục tham mưu với Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm việc xây dựng các văn bản pháp quy liên quan đến các Cung, Nhà thiếu nhi. Tăng cường sự chỉ đạo hướng dẫn hoạt động của Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi thông qua chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi hàng năm.

-  Phối hợp tiếp tục tham mưu Đề án Quy hoạch tổng thể và chính sách hỗ trợ phát triển các cơ sở văn hoá vui chơi, giải trí cho trẻ em giai đoạn 2012 – 2015, đến năm 2020; triển khai Đề án hỗ trợ trang thiết bị hoạt động cho 100 Nhà Thiếu nhi cấp huyện được Chính phủ phê duyệt.

- Mở rộng công tác truyền thông về những chủ trương chính sách liên quan đến trẻ em; về hoạt động của hệ thống Nhà Thiếu nhi; kịp thời động viên khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng Đội vững mạnh.

2. Địa phương

- Cụ thể hóa chương trình công tác năm theo hướng dẫn của Hội đồng Đội Trung ương đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức; phù hợp với nhiệm vụ chính trị của địa phương; sát với thực tiễn phong trào và đáp ứng được nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí của thiếu nhi.

- Chủ động làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể trong việc lập Đề án quy hoạch tổng thể hệ thống các Cung, Nhà Thiếu nhi các cấp.

- Tăng cường sự quản lý, chỉ đạo và định hướng của Đoàn Thanh niên các cấp đối với Nhà Thiếu nhi; phát huy vai trò hướng dẫn của Nhà Thiếu nhi cấp tỉnh đối với hoạt động của hệ thống Nhà Thiếu nhi cấp huyện.

V. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG LỚN

1. Hoạt động cấp khu vực:  Do Ban Chủ nhiệm Câu lạc Bộ Giám đốc Nhà Thiếu nhi các khu vực chủ trì.

1.1 Khu vực phía Bắc

- Liên hoan "Tiếng kèn Đội ta” tại Thái Nguyên (Tháng 7).

- Liên hoan Nghệ thuật thiếu nhi tại Hà Nội (Tháng 8).

- Hội nghị Câu lạc bộ Nghiệp vụ Nhà Thiếu nhi (Tháng 11).

1.2 Khu vực phía Nam

- Liên hoan “Văn hoá thiếu nhi dân tộc các Nhà Thiếu nhi” lần thứ IV tại Bình Phước (Tháng 6).

- Liên hoan “Múa rối” lần thứ VI và “Trò chơi dân gian” lần III tại Bình Thuận (Đầu tháng 7).

- Liên hoan ca múa nhạc “Búp sen hồng” lần thứ XIX tại Phú Yên (Giữa tháng 7).

- Liên hoan các Câu lạc bộ, đội nhóm xuất sắc tại Bà Rịa - Vũng Tàu (Tháng 8).

- Hội nghị Câu lạc bộ Nghiệp vụ Nhà Thiếu nhi tại Kon Tum (Tháng 10).

* Các hoạt động khu vực khuyến khích sự tham gia của các đơn vị ngoài khu vực để tăng cường sự giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác.

2. Hoạt động cấp toàn quốc:  Do Trung ương chủ trì.

2.1. Liên hoan Chỉ huy Đội giỏi toàn quốc và trao Giải thưởng Kim Đồng

- Chủ trì:  Thường trực Hội đồng Đội Trung ương.

- Đăng cai tổ chức:  Ban Thường vụ Thành đoàn, Nhà Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quy mô:  Toàn quốc.

- Địa điểm:  Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tuyên truyền:  Truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài truyền hình Việt Nam.

- Thời gian:  03 - 04 ngày, trung tuần tháng 7/2013.

- Thành phần:  Là các em Chỉ huy Đội giỏi xuất sắc các tỉnh, thành phố.

2.2. Hội trại sáng tác thơ văn tuổi học trò toàn quốc và trao Giải thưởng “Cây bút Tuổi hồng lần thứ 3”

- Chủ trì: Thường trực Hội đồng Đội Trung ương.

- Đăng cai tổ chức: Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Hà Tĩnh.

- Quy mô: Toàn quốc.

- Địa điểm: Khu tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

- Tuyên truyền: Truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài truyền hình Việt Nam.

- Thời gian: 02 - 03 ngày, cuối tháng 6/2013.

- Thành phần: Là các Cây bút Tuổi hồng do Hội đồng bình chọn và các em thiếu nhi đang sinh hoạt tại các Câu lạc bộ thơ, văn của Cung, Nhà Thiếu nhi các tỉnh, thành phố.

2.3. Chương trình Thắp sáng ước mơ Thiểu nhi Việt Nam

- Chủ trì:  Thường trực Hội đồng Đội Trung ương.

- Đăng cai tổ chức: Ban Thường vụ Thành đoàn, Nhà Thiếu nhi Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

- Quy mô:  Toàn quốc.

- Địa điểm:  Thành phố Cần Thơ.

- Tuyên truyền:  Truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài truyền hình Việt Nam.

- Thời gian:  02 - 03 ngày, tháng 9/2013.

- Thành phần:  Là các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong học tập và cuộc sống các tỉnh, thành phố.

2.4. Tập huấn cán bộ nghiệp vụ của các Cung, Nhà Thiếu nhi toàn quốc

- Chủ trì:  Thường trực Hội đồng Đội Trung ương, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam.

- Đăng cai tổ chức:  Ban Thường vụ Thành đoàn, Cung Thiếu nhi Hà Nội.

- Quy mô:  Toàn quốc.

- Địa điểm:  Hà Nội.

- Thời gian:           07 - 10 ngày, tháng 4/2013.

- Thành phần tham gia: Là cán bộ nghiệp vụ các khoa, phòng chuyên môn của hệ thống Cung, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm Hoạt động Thanh Thiếu nhi toàn quốc.

2.5. Giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại nước ngoài

- Chủ trì:  Thường trực Hội đồng Đội Trung ương, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam.

- Quy mô:  Toàn quốc.

- Dự kiến địa điểm:  Campuchia, Hồng Kông...

- Thời gian:   05 - 07 ngày, quý 2, 3/2013.

- Thành phần tham gia:  Là cán bộ đang công tác trong hệ thống Cung, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm Hoạt động Thanh Thiếu nhi toàn quốc.

2.6. Liên hoan  “Đội tuyên truyền măng non”

- Quy mô:  Theo Cụm thi đua.

- Địa điểm:  Tại các địa phương được phân công.

- Nội dung:  Theo từng chuyên đề: An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, tài nguyên Nước, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống ma túy, bạo lực học đường, phòng chống lao, phòng chống đuối nước, phòng chống thiên tai, bão lũ…

- Thành phần tham gia:  Các Đội tuyên truyền măng non đang sinh hoạt tại các Cung, Nhà Thiếu nhi, các Trung tâm Hoạt động Thanh Thiếu nhi trong toàn quốc.

2.7. Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2013, triển khai hoạt động năm 2014

- Chủ trì:   Thường trực Hội đồng Đội Trung ương.

- Đăng cai tổ chức:   Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Nhà Thiếu nhi tỉnh Kiên Giang.

- Quy mô:   Toàn quốc.

- Địa điểm:  Kiên Giang.

- Thành phần tham gia:  Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng Đội các tỉnh, thành phố; Giám đốc hoặc Phó Giám đốc các Cung, Nhà Thiếu nhi, các Trung tâm Hoạt động Thanh Thiếu nhi cấp tỉnh và một số Nhà Thiếu nhi cấp huyện.

Trên đây là chương trình hoạt động các Cung, Nhà thiếu nhi toàn quốc năm 2013. Các đơn vị căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương triển khai thực hiện và báo cáo về Trung ương theo quy định.

Tập tin đính kèm:
Quốc Vũ
Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 8.596.881
Truy cập hiện tại 2.596