Sự kiện
Vòng loại Cuộc thi "Tiếng hát Chim Sơn Ca", lần thứ IV - năm 2024     *     19/5: Giải cờ vua - cờ tướng Thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế mở rộng     *     26/5: Liên hoan kỹ năng các CLB, Đội, Nhóm tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V - năm 2024

 

Tìm kiếm tin tức

Trung cấp, cao đẳng nghề được liên thông lên học Đại học!
Ngày cập nhật 13/08/2010

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp, Cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng và đại học. Đây sẽ là cơ hội để sinh viên các trường nghề có thể học lên các cấp học cao hơn và nhận bằng chính quy. Hy vọng dự thảo sớm được ban hành nhằm đáp ứng nguyện vọng được học suốt đời của hàng chục nghìn học sinh, sinh viên học nghề.

QUY ĐỊNH VỀ CẤP BẰNG KHI ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG

“ Theo quy định đào tạo liên thông thì người học theo hình thức học ban ngày, tập trung liên tục tại trường, thực hiện Quy chế về tuyển sinh, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy, sau khi tốt kết thcú khoá học, nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp hệ chính quy, người học được cấp bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng hệ chính quy.

Người học theo hình thức vừa làm vừa học, thực hiện Quy chế về tuyển sinh, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học, sau khi kết thúc khoá học, nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp của hệ vừa làm vừa học, người học được cấp bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng hình thức vừa làm vừa học.”

         TỪ TRUNG CẤP NGHỀ HỌC LÊN ĐẠI HỌC TỪ 3-4 NĂM:

Theo dự thảo thì những người có bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề cùng ngành nghề đào tạo được dự thi tuyển sinh đào tạo liên thông lên trình độ cao đẳng và đại học theo quy định về đào tạo liên thông của Bộ GD-ĐT. Người đã tốt nghiệp trung cấp nghề, nếu chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở phải học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hoá trung học phổ thông đạt yêu cầu theo quy định của Bộ GD-ĐT. Thời gian đào tạo liên thông dành cho đối tượng sinh viên các trường nghề sẽ tương đương với sinh viên học các hệ chính quy. Cụ thể đào tạo liên thông từ trung cấp nghề lên trình độ cao đẳng và từ cao đẳng nghề lên trình độ đại học được thực hiện từ một năm rưỡi đến hai năm học.
       Đào tạo liên thông từ trung cấp nghề lên trình độ đại học được thực hiện từ ba đến bốn năm học.
Cũng theo dự thảo thì trường cao đẳng, đại học được giao nhiệm vụ đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng, đại học phải đảm bảo các điều kiện đã có quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc giao nhiệm vụ mở ngành đào tạo hệ chính quy trình độ cao đẳng, đại học. Đã xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng, đại học theo quy định về đào tạo liên thông của bộ GD-ĐT. Các trường cao đẳng, đại học có trách nhiệm so sách, đối chiếu mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, khối lượng kiến thức, tỷ lệ về thời lượng giữa lý thuyết với thực hành, thời gian đào tạo, phương pháp kiểm tra, đánh giá của chương trình trung cấp nghề, cao đẳng nghề với chương trình đào tạo cao đẳng, đại học của cùng ngành nghề đào tạo để xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên cao đẳng, đại học. Dự thảo cũng nhấn mạnh, việc cấp văn bằng tốt nghiệp cho người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo liên thông từ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng, đại học thực hiện theo các quy định của Bộ GD-ĐT.
LIÊN THÔNG – NIỀM MONG MỎI HÀNG NGÀN HS, SV HỌC NGHỀ:
Ông Dương Đức Lân, Phó tổng cục trường TCDN cho biết, Luật giáo dục 2005, Luật dạy nghề 2006 quy định người lao động được học tập suốt đời, muốn thực hiện được điều này thì liên thông giữa các hệ thống và các trình độ với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay hệ thống giáo dục nghề nghiệp và hệ thống giáo dục vẫn chưa lên thông được với nhau, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn ở một số ngành kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động. Khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực của việt Nam bị ảnh hưởng, nhất là trong bối cảnh nền quá trình toành cầu hoá đang diển ra rất mạnh mẽ hiện nay. Việc hình thành đào tạo liên thông sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của lao động trực tiếp trong sản xuất kinh doanh dịch vụ, đồng thời sẽ phát huy tốt hơn năng lực sở trường của học sinh, sinh viên để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Theo ông Nguyễn Hồng Minh, Vụ trưởng vụ Đào tạo nghề, TCDN, hiện chúng tôi đang xây dựng thông tư liên tịch với Bộ GD-ĐT về đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên trình độ Cao đẳng, Đại học, trình độ trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ cao đẳng nghề, trình độ Cao đẳng nghề lên Đại học. Và quy định về đào tạo liên thông trình độ Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề, Cao đẳng, Đại học nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các trường xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức quá trình đào tạo liên thông và nhân công giá trị chuyển đổi kết quả học tập của người học trong từng trường hợp cụ thể. Tạo cơ hội cho người học được học tập suốt đời để nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp của mình và không phải học lại những nội dung đã học khi chuyển sang học trình độ cao hơn cùng ngành nghề.
                                                                        “Trích báo nghề nghiệp & cuộc sống (số 9/2010)”
Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 8.904.698
Truy cập hiện tại 212