1. Hãy để kinh nghiệm rèn luyện sự mạnh dạn cho trẻ
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh: Trẻ nhút nhát là do thiếu rèn luyện, va vấp, vì rất nhiều việc cha mẹ đều ôm đồm làm thay cho trẻ. Có thể nói, cha mẹ càng giúp con làm nhiều việc thì càng khiến các con trở lên nhút nhát, yếu đuối.
Cha mẹ nên tạo cho trẻ không gian trưởng thành để trẻ có cơ hội trải nghiệm cuộc sống bằng những hoạt động như tham quan thế giới thiên nhiên, giao tiếp với mọi người xung quanh… hoặc thông qua các trò chơi để trẻ thể hiện sức mạnh của bản thân như chiến thắng “sói xám” “cá sấu”… Như vậy, trẻ sẽ có trải nghiệm tâm lí tốt, sẽ nhớ rằng: Mình từng chiến thắng “sói xám” và “cá sấu”, chúng chẳng đáng sợ chút nào. Có trải nghiệm và trí nuhớ như vậy, dũng khí và sự mạnh dạn của trẻ sẽ tăng lên
2.Kích thích dũng khí đối mặt với khó khăn của con
Gian khổ và thất bại có thể rèn luyện ý chí con người, kích thích tiềm năng của con người, giúp con người đó phát huy cao nhất giá trị bản thân mình. Khó khăn luôn ở khắp mọi nơi, cha mẹ không thể giải quyết hết mọi khó khăn cho con cái, nên bồi dưỡng khả năng khắc phục khó khăn cho con, để trẻ tự mình biết cách giải quyết khó khăn đó.
Cha mẹ nên là người thầy dẫn dắt trong cuộc sống và tâm hồn trẻ, có ảnh hưởng ngầm đến trẻ, muốn trẻ dũng cảm đối diện với khó khăn, cha mẹ cần dũng cảm, chấp nhận thách thức. Cần bồi dưỡng cho trẻ khả năng vận dụng các biện pháp khác nhau để giải quyết vấn đề, trẻ sẽ có dũng khí đối diện với khó khăn. Trong cuộc sống, có trẻ chưa từng trải qua vấp ngã, thất bại nào, vì thế cha mẹ cần tạo ra một số hoàn cảnh khó khăn cho trẻ rèn luyện. (“Tạo ra hoàn cảnh khó khăn” sẽ nảy sinh tác dụng hai mặt. Vì thế cha mẹ cần thận trọng khi chọn lựa cách làm này)
3. Cần dạy con dũng cảm chấp nhận thất bại
Cần dạy trẻ học cách chấp nhận thất bại, chỉ có chấp nhận thất bại, mới nhìn nhận đúng đắn thất bại đó, mới tìm ra nguyên nhân thất bại.Khi trẻ thất bại hoặc buồn bã, không nên dùng thái độ ủy mị đối xử với con, hoặc thở dài, ủ rũ trách mắng con. Thay vào đó hãy làm cho trẻ hiểu rằng: trong cuộc sống và học tập luôn có người thắng kẻ bại, đó là điều đương nhiên. Người dũng cảm, thông minh sẽ nhìn nhận đúng đắn thất bại của mình và đúc rút kinh nghiệm từ lần thất bại đó. Sau khi đã giúp trẻ đối mặt với thất bại, cha mẹ cần giúp trẻ xử lí tình cảm sau thất bại, giúp trẻ lạc quan, vui vẻ trở lại.
Cho trẻ cơ hội suy nghĩ, cơ hội bày tỏ ý kiến của mình, để trẻ mạnh dạn nói và làm.Trẻ rất hi vọng được người khác tín nhiệm. Vì vậy, hãy ghi nhận và khen ngợi những lời nói và việc làm của trẻ.
Dạy trẻ học cách khen ngợi người chiến thắng, trẻ sẽ học được cách từ tốn, bình tĩnh đối mặt với các cuộc cạnh tranh và biết ngưỡng mộ, khâm phục đối thủ của mình.
4. Dạy con thích nghi với khó khăn, gian khổ
Khó khăn, gian khổ là một phần của cuộc sống, trẻ muốn phát triển toàn diện, cần biết cách lạc quan đối diện với khó khăn. Chỉ có những trẻ không ngừng chịu đựng khó khăn, gian khổ mới có ý chí kiên cường và khả năng sống mãnh liệt.
Một đứa trẻ tự tin thường tỏ ra dũng cảm, lạc quan và kiên cường, đó là những yếu tố giúp trẻ tiến tới thành công. Vợt qua khó khăn, gian khổ giúp bồi dưỡng ý chí kiên cường và tăng khả năng chịu đựng của trẻ
Khi trẻ đối mặt với khó khăn, cha mẹ không nên quá lo lắng cho con. Thay vào đó, hãy giúp trẻ phân tích khó khăn và thất bại một cách khách quan, sau đó, hãy động viên trẻ vượt qua khó khăn đó.
5. Bồi dưỡng ý chí kiên cường cho trẻ
Ý chí nghị lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng để đạt được thành công trong cuộc đời mỗi người. ý chí nghị lực không liên quan đến trí tuệ con người nhưng lại có tác dụng lớn thúc đẩy trí tuệ phát triển toàn diện
Bồi dưỡng tính kiên nhẫn cho trẻ là rất cần thiết, vì tính kiên nhẫn là một mặt quan trọng của ý chí nghị lực. Muốn trẻ có tính cách kiên cường, nhất thiết không được coi trẻ là người yếu đuối. chỉ khi nào trẻ tự đứng bằng đôi chân của mình, ý chí của chúng mới trở lên kiên định, vững vàng.