Từ vấn đề đó, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức một chương trình đặc biệt mang tên “Học Làm Người có ích” với mong muốn giáo dục những thói quen có ích trong cuộc sống cho các bạn trẻ, những điều sẽ làm cho thanh thiếu niên, gia đình và mọi người xung quanh được hạnh phúc hơn. Hãy để hạnh phúc nhân lên – đó là phương châm của lớp học này. Nội dung chính của khóa học tập trung vào các vấn đề: đạo đức lối sống của teen; các thói quen có ích trong ngày, học về giao tiếp, ứng xử; học để hiểu và có trách nhiệm hơn với gia đình; học cách chăm cho mình và cho người thân mình…
- Hiện nay, nhu cầu được rèn luyện, trải nghiệm và thu thập kỹ năng sống, kỹ năng “mềm” của thanh thiếu niên là rất lớn, cũng có nhiều tổ chức ra đời để đáp ứng nhu cầu này nhưng phần lớn chưa có một định hướng cụ thể về những gì mà thanh thiếu niên cần rèn luyện, dẫn đến hiệu quả rèn luyện không cao.
- Một phần lớn thanh thiếu niên dành thời gian rảnh cho internet với loại hình giải trí là game, điều này không mang lại cho các bạn trẻ một thói quen tốt hay suy nghĩ tích cực. Mặt khác, do ảnh hưởng mặt trái của sự hội nhập văn hóa một bộ phận thanh thiếu niên đã có những sự sai lệnh lạc về nhân sinh quan, thế giới quan.
I. MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA:
- Trang bị những kiến thức về kỹ năng sống trong xã hội, nâng cao khả năng tự nhận thức, và cảm quan về cuộc sống cũng như về người khác của giới trẻ.
- Tạo một môi trường năng động, một không gian giải trí lành mạnh và bổ ích cho các bạn trẻ, thắt chặt hơn tình cảm giữa bạn bè, anh em, thầy cô và gia đình.
II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM:
1. Thời gian: Dự kiến triển khóa 1: Tháng 6/2011
2. Số lượng khóa học: 9 khóa, 1 khóa / 1 tháng, tổ chức trong 2 ngày thứ 7 và chủ nhật cuối tháng.
3. Địa điểm tổ chức:
- Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế
Địa chỉ: 57 Lâm Hoằng, Vỹ Dạ, Huế
- Một số địa điểm khác tùy theo nội dung của khóa học.
III. NỘI DUNG KHÓA HỌC:
1. Những bài giảng: Đây là nội dung quan trọng nhất, từ hệ thống các bài giảng sẽ điều tiết hành vi của thanh thiếu niên. Nội dung chính là các chuyên đề về kỹ năng thực hành xã hội (bao gồm kỹ năng mềm với kỹ năng tương tác xã hội) đó là cách ứng xử trong gia đình, các bí quyết trong giao tiếp, các thói quen có ích và có hại, hay các kỹ năng khác như: phương pháp học tập tốt nhất, kỹ năng giao tiếp, … tất cả nhằm trang bị cho các bạn trẻ một nền tảng kiến thức vững vàng, là hành trang để các em bước vào đời.
2. Teambuilding – những hoạt động mang tính thử thách: Vì chương trình chỉ diễn ra trong 2 ngày và không bắt buột về tính liên tục theo từng khóa, nên nhóm được phân chia ngẫu nhiên. Do đó, trong khóa học luôn có những hoạt động nhằm để các em gắn kết được với nhau trong thời gian nhanh nhất qua các trò chơi, những thử thách và từ đó các em sẽ rút ra cho mình những bài học trong cuộc sống.
3. Dân vũ quốc tế: Đây là loại hình hiện đang được rất nhiều các bạn trẻ ưu thích bởi những động tác thoải mái, giai điệu vui tươi và không kén chọn đối tượng. Tất cả mọi người từ nhỏ tuổi đến lớn tuổi đều có thể hòa mình vào những điệu nhảy nổi tiếng từ các nước. Dân vũ chính là một hình thức tập hợp thanh thiếu niên rất mới lạ và hiệu quả.
4. Lễ hội quốc tế: Các lễ hội nổi tiếng trên thế giới mà các em chỉ có thể được chứng kiến trên truyền hình thì nay đã được tái hiện trong chương trình Học làm người có ích. Đồng thời thông qua những lễ hội này, các em còn học được cách để yêu thương cha mẹ, biết trân trọng tình cảm của những người thân dành cho mình.
5. Tổng quan khóa học:
- Khóa 1: Học về các thói quen có ích, các xu thế tình nguyện của teen thế giới, học về cách ứng xử trong gia đình, dân vũ quốc tế.
- Khóa 2: Học làm người già (để hiểu cha mẹ ông bà hơn); học cách đối xử với người lớn tuổi; cách chăm sóc bản thân.
- Khóa 3: Học về cách thể hiện tình cảm (chú trọng tình cảm gia đình); cách chơi thể thao hiệu quả.
- Khóa 4: Sự sợ hãi và thất bại, cách giao tiếp hiệu quả.
- Khóa 5: Xóa bỏ giận hờn, Cho và Nhận, Vô ý thức.
- Khóa 6: Tìm kiếm phương pháp học tập tốt nhất, nói dối và những hệ lụy; dân vũ quốc tế.
- Khóa 7: Kỹ năng thuyết phục, các căn bệnh gặp và cách điều trị.
- Khóa 8: Kỹ năng sáng tạo; kỹ năng đọc sách
- Khóa 9: Tâm lý tuổi teen và các căn bệnh thời đại của tuổi teen, cách điều hành nhóm, lễ hội carnival.
IV. ĐƠN VỊ TỔ CHỨC – THỰC HIỆN
1. Đơn vị tổ chức:
- Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế
2. Bộ phận thường trực:
- Phòng Nghiệp vụ Trung tâm.
V. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:
- Là công dân Việt Nam có độ tuổi từ 12 – 18 tuổi.
- Số lượng dự kiến: 50 – 100 học viên/khóa học.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Học phí do các em tham dự nộp (khoản phí tùy theo từng khóa) bao gồm các khoản: ăn uống trong thời gian tổ chức chương trình, đồng phục, các chi phí khác nhằm phục vụ cho khóa học…
VII. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ - TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG
1. Thông tin truyền thông, làm việc với các đơn vị liên quan để thực hiện chương trình:
- Làm việc với Hội đồng báo cáo viên trực thuộc Trung tâm về việc triển khai các công tác chuẩn bị, nội dung huấn luyện, bài giảng.
- Làm việc với Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh trong việc phối hợp tổ chức.
- Làm việc với báo, đài trung ương và địa phương để tuyên truyền quản bá chương trình.
- Thông tin về chương trình, quảng cáo, giới thiệu chương trình đến với thanh thiếu niên tỉnh nhà.
- Thông báo truyền hình, báo chí về chương trình.
- Thông tin rộng rãi chương trình trên website trung tâm, website tỉnh Đoàn và trang tin của các CLB/Đ/N đang tham gia sinh hoạt tại Trung tâm.
- Triển khai tờ rơi, bandrole, apphich, pano… giới thiệu chương trình
2. Nội dung, chương trình, kịch bản, kế hoạch, kinh phí
- Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, kịch bản các hoạt động diễn ra trong chương trình.
- Dự kiến chương trình hoạt động bổ trợ, các sinh hoạt chuyên đề…
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các buổi sinh hoạt truyền thống, giáo dục cho các em thông qua trò chơi, tham quan, nói chuyện chuyên đề…
- Lập dự trù kinh phí tổ chức hoạt động.
3. Công tác điều phối viên
- Xây dựng nội dung tuyển điều phối viên, tập huấn, giới thiệu…
- Chuẩn bị đội ngũ Ban tổ chức, điều phối viên phục vụ tốt hoạt động.
- Tập huấn công tác tổ chức cho điều phối viên chương trình.
4. Cơ sở vật chất
- Chuẩn bị các cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp các chương trình hoạt động: âm thanh, ánh sáng, xe đưa đón thí sinh, may trang phục…
- Chuẩn bị các bữa ăn cho các em khi tham dự chương trình tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh và các địa điểm tổ chức sinh hoạt dã ngoại…
VIII. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Ban tổ chức:
- Tổ chức đi tiền trạm.
- Thống nhất về mặt nội dung các chương trình.
- Phân bổ hợp lý thời gian sinh hoạt và phân công người đảm trách các nhiệm vụ một cách hợp lý.
- Phân chia hợp lý số lượng học viên và điều phối viên.
2. Điều phối viên:
- Phải làm việc hết khả năng và trách nhiệm của mình,
- Chuẩn bị kỹ các trò chơi và hình thức sinh hoạt nhóm, nắm bắt kịp thời tâm lý và điều chỉnh hành vi các em.
- Nắm kịch bản, các mốc thời gian và tuyệt đối nghe theo sự chỉ đạo của Ban tổ chức khi đang diễn ra các sự kiện.
- Thông tin, báo cáo cụ thể kịp thời về tiểu đội cho Ban tổ chức
3. Về phía gia đình và phụ huynh:
- Hợp tác, hỗ trợ điều phối viên trong công tác tư tưởng đối với các em.
- Duy trì tinh thần của chương trình sau khi chương trình kết thúc.
- Cần tham gia đầy đủ các buổi tập huấn và thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong chương trình.
Trên đây là đề án tổ chức chương trình Học làm người có ích dành cho Thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban giám đốc Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh rất mong nhận được sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các ngành có liên quan và quý vị phụ huynh để mô hình Học làm người có ích được tổ chức hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của Thanh thiếu niên tỉnh nhà hiện nay.