Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình “Học kỳ trong Quân đội”, lần thứ II năm 2011
Ngày cập nhật 06/05/2011

 Thanh thiếu niên là những người chủ tương lai của đất nước, đại đa số thanh thiếu niên đều có chí hướng phấn đấu vươn lên, khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ đối với tương lai đất nước. 

 Tuy nhiên, mặt trái nền kinh tế thị trường đã tác động đến môi trường sống của thanh thiếu niên, dẫn đến một số bộ phận thanh thiếu niên buôn thả, thiếu chí hướng, chạy theo lối sống tầm thường, thực dụng; nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến giáo dục và quản lý con cái; môi trường xã hội đang xuất hiện nhiều tệ nạn dễ lôi kéo thanh thiếu niên.

Trong khi đó, Quân đội luôn là môi trường rèn luyện tổng hợp tốt nhất cho thanh niên, có điều kiện giúp đỡ các em xây dựng động cơ, thái độ, trách nhiệm đúng đắn, rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết để các em bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời tự tin, vững vàng hơn.

Căn cứ vào chương trình ký kết liên tịch giữa Trung ương Đoàn với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, sự hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan chức năng; kế hoạch công tác Đảng, công tác chính trị của Bộ CHQS tỉnh; chương trình công tác Hội và phong trào thanh niên năm 2011.

Được sự nhất trí của Ủy ban Nhân dân tỉnh, BCH Quân sự tỉnh và Ban Thư ký Uỷ ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức chương trình “Học kỳ trong Quân đội” lần thứ hai năm 2011 cho thanh thiếu niên trong tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC:

1. Mục đích, ý nghĩa:

- Thông qua chương trình hoạt động nhằm góp phần giáo dục cho thanh thiếu niên mục đích, thái độ, động cơ, trách nhiệm công dân đối với gia đình và xã hội; xây dựng sức đề kháng trước những lối sống tầm thường, thực dụng của xã hội và loại trừ những tác động xấu đến thanh thiếu niên.

- Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể, tính tổ chức, tính kỷ luật, ý chí vượt khó vươn lên, sống tự lập, không ỷ lại. Xây dựng nếp sống đẹp, sống có ích, rèn luyện một số kỷ năng quân sự cần thiết, sẵn sàng tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

2. Yêu cầu:

- Tổ chức chặt chẽ, hiệu quả, không phô trương hình thức, lấy sự chuyển biến nhận thức và kỹ năng của học viên làm thước đo hiệu quả của chương trình.

- Các cơ quan liên quan phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, xác định trách nhiệm rõ ràng giữa các bên.

- Bảo đảm an toàn tuyệt đối về mọi mặt.

3. Nguyên tắc tổ chức thực hiện:

- BCH Quân sự tỉnh và Hội LHTN Việt Nam tỉnh là hai cơ quan đồng chủ trì, cùng phối hợp thực hiện.

- Hội LHTN Việt Nam tỉnh là cơ quan chủ trì về tuyên truyền, quảng bá chương trình, chiêu sinh học viên, tổ chức lớp học trước và sau khi học viên vào trong đơn vị quân đội. BCH Quân sự tỉnh, các tổ chức Đoàn địa phương, gia đình phối hợp thực hiện.

- BCH Quân sự tỉnh là cơ quan chủ trì việc tổ chức, quản lý, huấn luyện học viên khi ở trong đơn vị quân đội. Hội LHTN Việt Nam tỉnh và gia đình phối hợp thực hiện.

- Kinh phí bảo đảm chủ yếu do học viên đóng góp.

II. NỘI DUNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM HOẠT ĐỘNG:

1. Thành lập Ban Chỉ đạo, Ban tổ chức, khung quản lý học viên.

a. Ban Chỉ đạo.

- Đ/c Đặng Ngọc Nghĩa – UVTV tỉnh ủy – Đại tá – Chỉ huy trưởng BCH Quân sự tỉnh: Trưởng ban

- Đ/c Nguyễn Quang Tuấn -  TUV –  Bí thư Tỉnh Đoàn - Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh: Phó trưởng ban Thường trực

- Đ/c Trần Đình Phòng – Đại tá – Phó Chỉ huy trưởng – Tham mưu trưởng: Phó trưởng ban

- Đ/c Nguyễn Văn Hùng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn: Ủy viên

- Đ/c Nguyễn Chí Quang – Phó Bí thư Tỉnh Đoàn - Phó Chủ tịch thường trực Hội LHTN Việt Nam tỉnh: Ủy viên

- Đ/c Lê Ngọc Thanh – Đại tá – Phó Chính ủy: Ủy viên

b. Ban Tổ chức:

- Đ/c Trần Đình Phòng – Đại tá – Phó Chỉ huy trưởng – Tham mưu trưởng: Trưởng Ban.

- Đ/c Nguyễn Chí Quang – Phó Bí thư Tỉnh Đoàn - Phó Chủ tịch thường trực Hội LHTN Việt Nam tỉnh: Phó Trưởng ban

- Đ/c Lê Ngọc Thanh – Đại tá – Phó Chính ủy: Ủy viên

- Đ/c Đoàn Ngọc Thiện – Thượng tá – Phó Chủ nhiệm Chính trị: Ủy viên

- Đ/c Nguyễn Thanh Phước – Giám đốc Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi: Ủy viên

- Đ/c Trần Duy Vĩnh – Thượng tá – Phó phòng tham mưu trưởng: Ủy viên

- Đ/c Lê Văn Tuấn – Thượng tá - Trung Đoàn trưởng, e6: Ủy viên

- Đ/c Hồ Đức Mạch – Thượng tá – Chủ nhiệm hậu cần: ủy viên

- Đ/c Lê Hoàng Tùng – UVTV Tỉnh Đoàn – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn - Ủy viên Ban thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam: Ủy viên

c. Khung quản lý học viên:

- Đ/c Nguyễn Hồng Hiệp – Đại úy – Tiểu đoàn trưởng, dBB1: Khung trưởng

- Đ/c Nguyễn Thanh Minh – Phó giám đốc Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh: Khung phó

- Đ/c Nguyễn Viết Hùng – Thiếu tá – Chính trị viên Tiểu Đoàn 1: Khung phó

d. Điều phối viên:

Ngoài ra trưng tập một số đồng chí cán bộ, chuyên viên của Tỉnh Đoàn, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, cán bộ Đại đội, Trung đội, Tiểu đội của Tiểu đoàn BB1 để tham gia khung quản lý và tổ chức hoạt động.

* Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức và Khung quản lý học viên tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ khóa học.

2. Nội dung học tập, huấn luyện:

- Tham quan doanh trại, nơi ăn ở, một số hoạt động quân sự như: Huấn luyện chiến đấu, huấn luyện điều lệnh, chiến thuật cá nhân, kỷ luật bộ binh…

- Giáo dục chính trị, tư tưởng: Giáo dục truyền thống Quân đội, LLVT tỉnh; giáo dục âm mưu, thủ đoạn chiến lược “Diễn biến hòa bình” các thế lực thù địch…

- Huấn luyện kỹ năng hoạt động quân sự: các chế độ quy định trong quân đội, thể dục tay không, võ thể dục, cách ăn ở, sinh hoạt trong quân đội…

- Huấn luyện một số kỹ năng vui chơi tập thể, VHVN, TDTT, các hoạt động bổ trợ giải trí, giao lưu…(Có chương trình chi tiết cụ thể kèm theo)

3. Đối tượng học viên.

- Thanh thiếu niên trong tỉnh (chủ yếu trên địa bàn thành phố Huế và các huyện phụ cận), tuổi đời từ 13 -18, có đủ sức khỏe (không có bệnh di truyền, tàn tật, đủ điều kiện để tham gia học tập theo chương trình). Gia đình và bản thân đều tự nguyện đăng ký tham gia.

- Số lượng: 80 – 100 học viên.

4. Điều phối viên:

- Điều phối viên là lực lượng tham gia quản lý và tổ chức các hoạt động theo kế hoạch, chương trình đã quy định. Lực lượng điều phối viên do Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh và lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh tuyển chọn có nhiệm vụ hướng dẫn và giúp đỡ các học viên trong suốt chương trình, huấn luyện các kỹ năng sinh hoạt tập thể…

- Số lượng: 10 - 15 đồng chí.

5. Thời gian: Tổng thời gian của khóa học là 10 ngày đêm; từ ngày 06/6 đến 15/6/2011.

 

 

6. Địa điểm:

- Chiêu sinh thu nhận học viên tại Văn phòng Tỉnh Đoàn (số 32 Trần Thúc Nhẫn, thành phố Huế).

- Xuất quân: Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Huấn luyện tập trung tại: Tiểu đoàn BB1, Trung đoàn 6 – BCH Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế (Phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy).

III. TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP, PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:

* Giai đoạn 1: Tuyên truyền, quảng bá, chiêu sinh học viên.

- Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đăng ký quảng cáo, chiêu sinh; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, quảng cáo, chiêu sinh; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền quảng bá chương trình.

- Tiếp nhận học viên, tổ chức viết đơn tình nguyện tham gia; phối hợp với Quân y Bộ chỉ huy khám sức khỏe, thu học phí, hướng dẫn các nội dung cần thiết cho học viên và gia đình.

- Chủ trì tổ chức và làm lễ xuất quân tại Bảo tàng Hồ Chí Minh; tổ chức vận chuyển và giao quân cho Quân đội tại Tiểu đoàn BB1 (Phường Thủy Phương, Thị xã Hương Thủy).

* Giai đoạn 2: Tổ chức quản lý, huấn luyện và các hoạt động theo chương trình. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh: chủ trì tiếp nhận học viên, tổ chức biên chế, ổn định đảm bảo ăn ở, trực tiếp quản lý, chỉ huy điều hành lớp học theo chương trình.

- Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí dã ngoại.

* Giai đoạn 3: Kết thúc bế mạc lớp học.

- Bộ CHQS tỉnh chủ trì tổ chức hoạt động tại Tiểu đoàn BB1, Trung đoàn 6.

- Làm lễ bế mạc kết thúc khóa học.

IV. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM:

1. Bảo đảm kinh phí:

- Kinh phí học viên đóng góp: 1.500.000đ (một triệu năm trăm nghìn đồng) để sử dụng bảo đảm ăn, tiền điện, nước.

2. Bảo đảm ăn ở điện nước mang, mặc đi lại và các hoạt động bổ trợ:

- Ăn thường xuyên: Học viên đóng tiền ăn, đơn vị Quân đội phục vụ (không khấu trừ dụng cụ và công phục vụ).

- Ăn liên hoan: thuê ngoài theo tiêu chuẩn đặt.

- Ở trong doanh trại: Do BCH đảm nhiệm tại doanh trại Tiểu đoàn 1.

- Điện nước sử dụng được trích từ ngân sách học viên đóng để trả lại cho đơn vị.

- Đảm bảo mang mặc trang phục: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh cho mượn quân trang cá nhân (quần áo, chăn màn và đồ dùng chung).

- Đảm bảo âm thanh, ánh sáng, đạo cụ phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí do Hội LHTN VN tỉnh đảm nhiệm.

 

- Giáo viên hướng dẫn các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa văn nghệ do Hội LHTN VN tỉnh đảm nhiệm.

3. Bảo đảm khác:

- Quản lý trước và sau khi hoàn thành khóa huấn luyện do Tỉnh Đoàn đảm nhiệm chính.

- Quản lý huấn luyện trong doanh trại: Do BCH Quân sự tỉnh đảm nhiệm.

- Giáo viên hướng dẫn các hoạt động VHVN, vui chơi giải trí: Do Hội LHTN VN tỉnh đảm nhiệm.

- Các bảo đảm phát sinh ngoài kế hoạch, giao cho Ban Tổ chức điều hành giải quyết.

V. MỘT SỐ MỐC THỜI GIAN CHÍNH:

- Ngày 10/5/2011: họp Ban Chỉ đạo thông qua kế hoạch, thống nhất quan điểm, phương thức tiến hành.

- Ngày 10/5/2011: họp Ban Tổ chức nhằm cụ thể hóa chương trình, phân công trách nhiệm.

- Từ nay đến hết ngày 01/6/2011: Tuyên truyền quảng bá, chiêu sinh học viên.

- Ngày 01/6/2011 họp khung quản lý.

- Từ 07h - 08h ngày 06/6/2011: Lễ xuất quân, hành quân, tiếp nhận học viên.

- Từ 06/6 – 15/6/2011: Bắt đầu học tập theo chương trình.

Trên đây là kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình “Học kỳ trong quân đội” giữa Bộ chỉ huy Quân sự với Hội LHTN VN tỉnh. Từng cơ quan tiếp tục cụ thể hóa thành kế hoạch chi tiết để thực hiện. Quá trình thực hiện có vướng mắc báo cáo Ban Chỉ đạo để thông nhất giải quyết.

Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 9.745.731
Truy cập hiện tại 431