Ký sự và nỗi niềm chiến sĩ tình nguyện hè
Ngày cập nhật 18/08/2010

Thật sự khi Quang đưa cho tôi bài nhật kí tình nguyện Hồng Hạ, tôi không ngờ nó lại dài và sâu như thế, ban đầu bởi quá dài nên tôi chỉ lướt qua với ánh mắt quét dọc như đang đọc tiếng Trung à, nhưng chợt tôi nhận ra những con chữ lạ lùng và đáng giá " .....Tôi đi bộ từ nhà đến trung tâm, lòng nhiệt huyết và mong muốn nhanh đến nơi mà chúng tôi tình nguyện khiến đôi chân tôi dường như bước nhanh hơn bao giờ hết......"

Nhiều người cho rằng chuyến đi tình nguyện bắt đầu từ ngày bước lên xe buýt nhưng tôi lại nghĩ rằng chuyến đi mùa hè xanh đầu tiên của tôi bắt đầu từ ngày tôi đăng ký tham gia, để có được 6 ngày mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên đó, tôi đã vượt qua rất nhiều thử thách mà trước hết là thử thách lớn nhất từ gia đình, tôi đã chiến đấu rất nhiều bằng lòng nhiệt huyết và lòng quyết tâm của mình tôi đã thuyết phục được bố mẹ của tôi. Trước chuyến đi chúng tôi phải tập, tập luyện rất nhiều những bài dân vũ quốc tế và vũ khúc thanh niên để phục vụ cho chuyến đi, tuy nhà của tôi cách xa hơn 30 km nhưng những điệu múa rất đẹp và vui nhộn đã cuốn hút làm tôi say mê và khiến tôi không bỏ một buổi tập nào dẫu việc đi lại có gặp khó khăn. Rồi 10 ngày tập luyện cũng đã qua, những cuộc chuyện trò giao lưu và đùa nghịch trong buổi tập cũng đã hết.

Sáng ngày 15-7 chuông đồng hồ reo ra lệnh cho tôi thức dậy để xuất phát, tôi dậy rất sớm mặc dù đêm đó tôi hoàn toàn không ngủ được. Tôi đi bộ từ nhà đến trung tâm, lòng nhiệt huyết và mong muốn nhanh đến nơi mà chúng tôi tình nguyện khiến đôi chân tôi dường như bước nhanh hơn bao giờ hết, tôi vừa đi vừa hình dung nơi mà tôi sắp đến. Khoảng 30 phút sau tôi đã đến trung tâm thanh thiếu nhi thì mọi người cũng đã đến khá đông đủ rồi, còn tôi thì áo ước sẩm lúc nào không hay. Mọi người ai cũng nhanh chân xếp hành lý vào xe để bắt đầu chuyến hành trình, lòng tôi rạo rực biết dường nào, một cảm giác tôi sẽ không bao giờ có được khi tôi không tham gia, cảm giác mà tôi sẽ gọi nó là “ Cảm giác tình nguyện”
<!--[if !vml]-->
Hình 1: Những nụ cười đón chào Hồng Hạ
 
                Ngồi trên xe chúng tôi mỗi người có mỗi cảm nhận khác nhau, nhưng chúng tôi ai cũng đều hát, hát cùng nhau những ca khúc tình nguyện, những trò chơi của anh đội trưởng và những bài hát vui khiến cho tôi và mọi người có cảm giác con đường từ trung tâm đến A Lưới trở nên ngắn lại, hồi trước cứ nghĩ con đường dài là dài ngắn là ngắn bây giờ mới biết con đường dài cũng trở thành ngắn , chúng tôi cảm nhận được A Lưới khi nhìn thấy những ngọn núi, những rừng cây, những con đường quanh co và lác đác những ngôi nhà ở sườn núi. Khung gian bên ngoài trái ngược hẳn so với không khí bên trong xe buýt, bên ngoài rất tĩnh lặng còn bên trong rất vui nhộn với những câu hát tiếng cười và những trò chơi thật vui nhộn. Chiếc xe buýt như một cái hộp cộng hưởng để cho tiếng hát của chúng tôi vang xa hơn và không gian tỉnh lặng bên ngoài dường như đã giúp đưa tiếng hát của chúng tôi đến với bà con xã Hồng Hạ, nói với bà con rằng đội tình nguyện của chúng tôi đã lên đường và sắp đến với bà con. Đất nước mình có ¼ là đồng bằng còn ¾ còn lại là đồi núi nhưng suốt 20 năm tôi chỉ sống và cảm nhận cuộc sống chỉ ¼ đó, còn bây giờ tôi đã có cơ hội cảm nhận được ¾ còn lại của đất nước. Những ngọn núi xanh rờn, không khí trong lành, không gian yên tĩnh đến nỗi chúng tôi nghe được cả tiếng suối róc rách “như tiếng hát xa” trong bài thơ của Bác Hồ, những ngôi nhà ở sườn núi càng nhỏ bé trước khung cảnh núi non hùng vĩ trái ngược hẳn với nơi đô thị mà nơi tôi đang sống và học hành, với những tiếng xe cộ ồn ào, khói bụi mịt mù, nhà của san sát không có chổ để cây xanh mọc lên.
              Lên đến Hồng Hạ-A Lưới tôi dường như trút bỏ hết những lo lắng suy nghĩ và đau đầu của một tháng trước đó, tháng mà tôi thi. Khi thấy Dòng chử “Ủy ban xã Hồng Hạ” là chúng tôi biết chúng tôi đã đến nơi, và xe buýt dừng lại, nhiều người cảm thấy mệt nhoài vì đi xe không quen, mặc dù ai cũng chuẩn bị sẳn thuốc chống say xe cho mình, nhiều người thì vui mừng khi đã đến nơi, còn tôi thì mừng thầm vì đã đến nơi an toàn, đến nơi đây chúng tôi phải vượt qua rất nhiều con đèo với độ dốc lớn, sườn núi dựng sừng sững.
Lần đầu tiên tận mắt thấy nhà Rông ai cũng thích thú, đến xem, sờ, cảm nhận và không quên chụp ảnh kỷ niệm, và tôi cũng là một trong số đó.
 
Hình 2: Nhà Rông của đồng bào, nơi nghỉ ngơi đồng thời diễn ra rất nhiều hoạt động giữa đội tình nguyện và các em thiếu nhi, bạn trẻ Hồng Hạ
 
Nhóm tôi được phân công ở nhà của một hộ dân, nhưng so với các nhóm khác nhóm tôi ở nhà hộ dân xa ủy ban nhất, chúng tôi nhanh chóng đến nhà hộ dân đã được xắp sếp với những người cầm cờ đi trước chúng tôi đi theo sau, khung cảnh thật hoành tráng và đáng tự hào. Hôm nay tôi được phân công làm hậu cần nhưng là vì ngày đầu tiên chúng tôi được miễn nấu ăn. Ngày đầu tiên đội chúng tôi đi ăn cơm quán, buổi sáng tôi vì sợ say xe nên không ăn, vì không quen nhịn ăn sáng cộng ăn trưa lúc một2h khiến bụng tôi cồn cào, đói hoa cả mắt, bữa ăn đầu tiên của chúng tôi ở A Lưới bắt đầu lúc một2h, giờ tôi mới biết vì sao Trạng Quỳnh lại cho Vua ăn món mầm đá, đúng là khi đói ăn cảm thấy ngon hơn hẳn.
Hôm nay tôi được phân công ở nhà làm hậu cần, nhìn các bạn đi dạy học, đi bắt điện, đi tập huấn kỷ năng, đi làm rẩy, đi tuyên truyền mà lòng cồn cào muốn tham gia tình nguyện ngay. Nhưng đi tình nguyện có cái vui của việc đi tình nguyện, làm hậu cần cũng có cái vui của việc làm hậu cần, chúng tôi trước ngày đi được dặn dò là khi vào ở nhà hộ dân thì phải sạch sẽ gọn gàn hơn trước khi chúng tôi đến, nên tôi và Phương nhanh chóng dọn dẹp nhà cửa, chỉ một lác sau căn nhà đã trở nên gọn gàn và sạch sẽ hơn. Việc làm ý nghĩa đầu tiên mà tôi làm khi lên Hồng Hạ là sữa được cái đầu thu truyền hình cho chủ nhà, chỉ là nối lại dây ăngten của đầu cắm đầu thu thôi nhưng chủ nhà lại nghĩ là “cái đầu thu nó bị chạm rồi, không xem được nữa, khi nào có tiền mua lại cái khác”. Trong lúc đi tham quan nơi ở mới và chuyện trò với chủ nhà tôi phát hiện ra ở hộ gia đình này không có phòng tắm, con trai trông nhóm chúng tôi thì sao cũng được còn các bạn con gái thì sao, nếu tắm cả quần áo thì cũng không có chổ thay, nên tôi tìm quanh nhà xem có gì để làm phòng tắm không, tôi nhìn thấy tre, và 2 tấm bạc nhỏ liền mượn chủ nhà, nhưng phòng tắm có 4 bức tường còn chúng tôi chỉ có 2 tấm bạc, tre để làm trụ thì đủ rồi, Phương người hậu cần với tôi liền chạy hành lý lấy thêm một cái áo mưa nữa, áo mưa trong suốt mới khổ chứ, với những gì tôi cầm trên tay, tôi quyết định làm phòng tắm hình tam giác, với cái áo mưa trong suốt (mờ mờ màu xanh) nằm ở chổ khuất, các bạn đi tình nguyện về cũng nhanh chóng giúp tôi hoàn thành cái phòng tắm hình tam giác, hoàn thành cái phòng tắm đối với các bạn nữ tôi đã lập công lớn, phòng tắm thì có rồi nhưng nước để tắm thì lại chưa, chúng tôi phải đi lấy nước ở nhà bên cạnh, phải xách nước bằng cái nồi to như nồi nấu bánh chưng mà mẹ thường nấu ngày tết, đi lấy 2 lược là tôi mệt nhoài, tuy mỗi lần là 2 người lây, nhóm chúng tôi chỉ có 3 nam nhưng có đến 6 bạn nữ, ngoài việc đi lấy nước tắm thì chúng tôi phải đi lấy nước dùng cho sinh hoạt nữa, đêm đầu tiên các chàng trai trong nhóm phải xách 4 lược mệt nhoài. Nhưng đó chỉ mới xách nước cho buổi tối dầu tiên thôi.
Nhà tôi ở gần phá Tam Giang nên tôi thường đi ngắm mặt trời lặng mỗi chiều ở phá, mặt trời cứ như từ từ rơi xuống nước và khung cảnh đẹp nhất là mặt trời nằm trên mặt nước, chỉ là bị đôi mắt lừa thôi nhưng rất đẹp, còn ở đây hoàng hôn khác hẳn “mặt trời xuống núi như hòn lữa” quả đúng là như vậy, mặt trời thật to thật rực lữa và thật đẹp, ngồi ngắm cảnh hoàn hôn ở trên Hồng Hạ rất tuyệt khác hẳn cảm giác khi ngắm hoàng hôn ở quê nhà, sau một ngày chiếu sáng mệt mõi, mặt trời đã xuống núi và đi ngủ, báo hiệu cho màng đêm buôn xuống, tối đến chúng tôi ngồi lại giao lưu làm quen và thích ứng với nơi ở mới, tối nay chúng tôi đi ngũ sớm, nói sớm thì cũng đã một2h khuya rồi, đêm đó tôi không nghĩ rằng đó là đêm ngủ sớm nhất và dài nhất của tôi trong chuyến đi tình nguyện. Mọi người ai cũng ngủ ngon sau buổi tình nguyện mệt mỏi, còn tôi thì không ngủ được vì dưới lưng tôi là áo mưa thay chiếu, lấy mồng thay gối và không có gì nữa để thay chăn hay mền cả. Có người nói rằng ấm áp không phải khi chúng ta đấp nhiều chăn mặc nhiều áo ấm mà là khi có người hỏi bạn “có lạnh không”. Bây giờ tôi mới hiểu được câu nói này tôi không còn cảm thấy lạnh nữa khi có người hỏi anh “có lạnh không”.
Hình 3: Hồng Hạ buổi sơm mai
 
Mặt trời đã thức dậy sau một đêm ngũ dài những ánh nắng bình minh chiếu vào mắt tôi khiến tôi tỉnh giấc, hôm nay là ngày đầu tiên tôi chính thức đi tình nguyện, tôi được phân công đi dạy học cho các em nhỏ, đêm hôm trước nghe mọi người kể đi dạy học cho các em nhỏ rất vui, điều đó càng làm tôi thích thú nhưng cũng có phần lo lắng khi không biết tôi có làm tốt nhiệm vụ không, 2 chén mì tôm ấm bụng tiếp sức cho tôi đi dạy học, bước vào cổng trường tôi bồi hồi xúc động ngôi trường tiểu học mà đã rất lâu rồi tôi chưa bước vào lại. nhìn khung cảnh nhìn những em nhỏ, tôi nhớ lại những ký ức tuổi thơ ấu, lúc đó mới thật vui làm sao, tôi không phải suy nghĩ gì cả chỉ có việc học tập và vui đùa, tôi nhớ lại thời tôi còn học tiểu học cũng có một đội tình nguyện về quê tôi tặng quà và dạy cho chúng tôi phong cách sống, chơi những trò chơi thú vị và bảo chúng tôi về truyên truyền với gia đình xây nhà vệ sinh, còn bây giờ tôi cũng sẽ dạy cho các em nhỏ này những điều đó, nhìn các em nhỏ hiếu động và ngộ nghĩnh tôi càng cảm thấy vui hơn, có nhiều em hiền chăm chỉ, nghe lời, nhưng cũng có một số em quậy phá, thường không nghe lời chúng tôi, nhớ lại thời còn bé tôi cũng hay quậy phá lắm chứ, nhìn các em mà mình cứ ngở mình đang tre lại lúc 9-một0 tuổi, thật là hạnh phúc. Các em đến lớp học của chúng tôi được hổ trợ sách, vở và bút, các em ngoan, nghe lời, và hay phát biểu sẽ được thưởng những phần quà là những viên kẹo và bánh. Công việc dạy học chẳng buồn tẻ chút nào như những gì mà trước đây tôi từng nghĩ.
Hình 3: Giao lưu cùng các em trong ngày khai giảng - trò chơi “mèo đuổi chuột” –
 kết quả: Chuột Zô Địch
 
Một ngày dạy học của tôi thế đấy, một ngày nữa đã trôi qua, đêm thứ hai chúng tôi tổng kết giao lưu với nhóm, chia sẽ những kỷ niệm của mỗi người, cùng với những chén rượu nồng càng làm cho cuộc giao lưu trở nên ấm cúng hơn, xua tan cái lạnh giá của đồi núi khi đêm xuống, chén rượu đi vào những giải bày tâm sự của mọi người được tuôn ra, những tâm sự dường như mọi người chưa từng kể với ai và chúng tôi cảm thấy càng thân thiết hơn. Chúng tôi giao lưu trước hiên nhà, tôi không quen uống rượu khiến cho tôi nhanh chóng mặt nhưng tôi vẫn còn đủ tỉnh táo để ngắm những vì sao những vì sao lấp lánh không bị cản trở bở ánh đèn điện ở nơi đô thị, sao ở đây sao nhiều thế không biết, tít cả bầu trời, những vì sao như những em học sinh nhỏ của ngày hôm nay, càng được giáo dục tốt thì càng sáng và tỏa sáng trên bầu trời của đất nước, mặt trăng tối nay ngủ quên hay sao mà không thấy đâu cả. Tối nay mà có mặt trăng thì khung cảnh thê nào nhỉ, tôi cũng không tưởng tượng ra được nó đẹp như thế nào nữa.
 
Hình 4: Em mô cũng thích chụp ảnh, thầy cô  mô cũng thích chụp ảnh.
 
                Trước ngày tôi lên đường đến Hồng Hạ chân tôi bị bong gân do đá bóng, lên đến Hồng Hạ phương tiện không có nên tôi toàn đi bộ suốt ngày làm cho cái chân không có cơ hội hồi phục, hôm nay chân tôi vẫn còn đau nên tôi được phân công đi tập huấn kỷ năng trước để ít đi lại nhiều, hôm qua tôi được hướng dẫn cho các em nhỏ còn hôm nay tôi hướng dẫn cho các bạn thanh niên trong xã, tôi và Bo thủ quỷ của đội đảm nhiệm công việc này, chúng tôi hướng dẫn cho các bạn những bài vũ khúc thanh niên và dân vũ quốc tế mà tôi chỉ mới được học cách đây mấy ngày, khi còn đi tập luyện ở trung tâm, tôi rất có hứng thú với những bài múa đó, nhưng lúc đó tôi là người học còn bây giờ tôi đảm nhiệm vai trò người hướng dẫn, nhìn các bạn tập một cách hăng say khiến cho tôi rất tự hào và càng nhiệt huyết hơn, chúng tôi nhảy, nhảy suốt 3 tiếng liền mà không biết mệt mõi, ai cũng tập trung nên họ học rất nhanh những bài múa mà tôi và Bo hướng dẫn, và chúng tôi cũng được một bạn trong nhóm hướng dẫn lại một bài khác mà bạn học được từ đĩa video, một bài nhảy rất đẹp và vui nhộn, các bạn ở đây tuy nói tiếng Việt chưa tròn tiếng nhưng hát thì không chê vào đâu được, ấn tượng về các bạn thanh niên xã Hồng Hạ không chỉ giọng hát hay mà là tinh thần học hỏi và sự cởi mở, tôi đã học được rất nhiều từ những thanh niên ở đây. Đến đây tôi cũng phát hiện ra mình cũng có năng khiếu hướng dẫn cho người khác đấy chứ!
Hình 5: Tập huấn kĩ năng cho thanh niên xã đoàn -
không cười là vịt không đẻ trứng ah` nha =)) =))
 
Nhiệm vụ của tôi đã hoàn thành, các bạn tiếp thu nhanh nên hôm nay tôi được về sớm, về đến nhà vẫn thấy vui vui, ra xem các bạn nấu ăn, lâu lắm rồi tôi chưa nấu ăn bằng củi, mấy năm nay toàn nấu ăn bằng bếp ga không à, nên tôi đã tranh phần nấu cơm của bạn hậu cần, nhớ lúc nhỏ nhà tôi có bán chè, sáng nào trước khi đi học là tôi phải dậy sớm để nấu chè bằng củi như thế, lúc đó nhà tôi đã có bếp ga đâu, tôi còn nhớ lúc đó tôi rất ghét việc nấu củi nhưng không hiểu sao giờ tôi lại đi giành nấu cơm củi nữa, ở đây củi thì không thiếu nhưng cây củi nào cũng to đùng phải chẻ nhỏ ra chúng tôi mới đun được, tôi chẻ 3 khúc cây đã bị bong tay rồi, cơm đã chín mọi người cũng đã về hết, và bữa tiệc cơm bắt đầu.  
 
Hình 6: Giao lưu văn nghệ - A Chai hát – A En zỗ tay
                Bước sang ngày thứ 4, thế là 3 ngày đã trôi qua, sáng nay trời tạnh mưa nên chúng tôi dậy sớm để tập thể dục, tối qua chúng tôi cũng giao lưu cho tới khuya nên ai cũng uể oải thức dậy, hôm nay cái chân tôi đã đỡ đau nên tôi được phân công đi làm rẩy với bà con, vì lần đầu đi làm rẩy, muốn biết nương rẩy thế nào nên tôi thấy rất thích thú với công việc này, sáng nay 2 người hậu cần đã đổi món ăn sáng cho chúng tôi, sáng nay tôi được ăn 2 chén cơm chiên thay vì là 2 chén mì tôm như những buổi sáng trước đây, đêm hôm trước trời mưa nên tôi được dự báo là sẽ có rất nhiều con Vắc và muỗi, nhưng điều đó không cản nỗi bước chân của tôi, tôi lên đường xuất phát với niềm tự hào mình đã đi rẫy, việc sống và làm việc với bà con ở đây sẽ cho tôi sự cảm nhận tốt hơn về cuộc sống của bà con ở đây, cuộc sống vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, theo bước chân của người dẫn đường chúng tôi đến một rừng cao su và tràm cây đã lớn và cũng đã gần khai thác, lúc đến nơi tôi muốn hét lên muốn nói với tất cả những người biết tôi rằng tôi đang ở nơi đây nơi cánh rừng này và tôi đang đi làm rẩy. 
Hình 7: Ruộng lúa xanh rờn trên đất núi bao la
Trước khi đến được nơi làm việc chúng tôi phải đi bộ gần một tiếng bằng đường núi, trận mưa đêm qua làm cho con đường trở nên trơn trược và khó đi hơn, chúng tôi phải băng qua mấy con đồi, đi tựa vào sườn núi với con đường mòn nhỏ bằng bàn chân, chúng tôi phải đi chậm và hết sức cẩn thận, vì mới lần đầu đi chưa quen và con đường đi ven sườn núi rất dốc trơn và rất nguy hiểm, tưởng tượng chúng tôi trược chân ngã thì xương cốt gãy hết, khi đến nơi ai cũng thở phào nhẹ nhỏm vì không có tai nạn gì. Đến nơi người dẫn đường bảo chúng tôi nghỉ một lát rồi làm việc nhưng mọi người không ai bảo ai lòng nhiệt tình, nhiệt huyết của họ đả thôi thúc họ và tôi cầm rựa lao vào làm việc ngay, trước mắt tôi là một đồi cao su và rừng tràm bạc ngàn, không khí trở nêm ẩm thấp hơn, và chốc chốc lại có câu mưa rào, tôi nhớ lại câu đối của người xưa “ rừng sâu mưa lâm thâm” rừng là lâm, mưa là thâm, không biết họ có vào rừng chưa mà đối vế đối hay vậy nhỉ
.
Hình 8: Để đến rẫy đội tình nguyện phải vượt qua hơn cả chục con suối rất chi là đẹp
 
Một tiếng la lên, đó là giọng của một bạn nữ, vì trong nhóm của chúng tôi chỉ có một bạn nữ nên được các chàng trai quan tâm đặc biệt, chúng tôi điều quay sang hướng của bạn nữ đó, một bạn nam gần nhất đến xem có chuyện gì xảy ra, thì ra là bạn nữ bị vắc bám, tôi đã được báo trước là trời mưa sẽ có nhiều vắc nhưng tôi không để ý lắm, tôi nhớ thời tôi còn học tiểu học đã nghe câu chuyện Kiến và Sư tử, sư tử bị vắc bám vào lỗ tai, và nhờ chú kiến lấy nó ra, nghĩ đến việc vắc chui vào lỗ tai mình mà nỗi cả da gà. Khi phát hiện con vắc đầu tiên ở chân bạn nữ thì ai cũng vội xem chân mình, và mọi người điều hốt hoảng khi thấy chân mình không chỉ một con mà đến 3,4 con bám cùng một lúc, nhìn những con vắc nghoe nguẫy hút máu thật là đáng sợ, tôi cũng bị vắc bám nhưng do hôm đó tôi mang dép 2 quai nên dễ dàng phát hiện để gở ra,còn các bạn khác chân ai cũng lem lép máu, khi bị chảy máu thì máu cứ chảy hoài và càng thu hút những con vắc khác, chúng tôi phát hiện một điều là càng di chuyển nhiều thì càng ít bị vắc bám, điều đó làm cho chúng tôi làm việc nhanh hơn để liên tục di chuyển. Những con vắc thì chúng tôi có thể dễ dàng phát hiện và phòng tránh được nhưng còn muỗi thì không, chúng tôi không biết làm thế nào để không bị muỗi đốt cả, chỉ biết hua tay múa chân thôi, mà lâu lâu mới hua tay chứ chúng tôi đang phát quang những cây bụi làm sao hua tay múa chân mãi được, quả là rừng cao su chỉ thích hợp với muỗi và vắc ngoài ra chúng tôi không có may mắn thấy được những con thú khác, chúng tôi phát quang cây bụi trên sướng núi rất dốc, mỗi người phải vừa leo núi vừa phát cây bụi, mọi người ai cũng làm cho mình cây gậy Trường Sơn để dễ dàng làm việc. Bạn gái duy nhất cũng rất cam đảm và làm việc chả thua kém gì các bạn trai cả. Tôi đã nghe nói rằng “ nếu không có cái xấu thì là sao cái đẹp được tôn vinh, không có người xấu thì làm sao người tốt được mến mộ, không có thất bại thì làm sao có được niềm vui khi chiến thắng, không có công sức thì làm sao có được hạnh phúc khi sữ dụng đồng tiền mình làm ra và không có thử thách thì làm sao chúng ta có niềm tự hào khi chúng ta thành công” và tôi và các bạn đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách để hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngày hôm nay, tôi cảm thấy tự hào vì mình đã làm được một điều nhỏ gì đấy thật ý nghĩa.
 
Hình 9: Con vắt gây thương tích cho đ/c Quý đã được xữ đẹp =)).
Còn đây là chiến tích của con vắt đó
 
                Thân thể của tôi đã mệt nhừ nhưng tinh thần của tôi chưa bao giờ có cảm giác mệt, chúng tôi ăn cơm trưa một bữa cơm đạm bạc nhưng ngon hơn bao giờ hết, mỗi ngày mỗi người thay phiên nhau làm hậu cần nên mỗi bữa cơm là chúng tôi được thưởng thức một hương vị mới, món ăn thì vẫn thế nhưng cách thức chế biến khác và mùi vị khác, hôm nay cả nhóm chúng tôi hầu hết được phân công ở nhà để bắc ống nước cho gia đình mà chúng tôi đang ở, trước là để cho các chàng trai đở phải lấy nước mỗi ngày, mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thì cũng ít nhất đi xách nước một0 lần, nghe đến đi lấy nước là sợ luôn. Sau là để cho gia đình sử dụng sinh hoạt hằng ngày. Việc đào ống nước được các thành viên trong nhóm hưỡng ứng tích cực như là sự đền đáp sự giúp đở của gia đình để chuyến tình nguyện của chúng tôi thực hiện được, mọi người làm việc rất hăng say, chúng tôi phải đào cả khu vườn nhà bên cạnh mới tìm ra cái ống thừa, đất ở đây rất cứng việc đào rất tốn công sức và thời gian, với lòng quyết tâm của mọi người sau một hồi đào xới chúng tôi phát hiện được ống nước thừa, vì không quen việc nên tay ai cũng phồng rộp cả, sau đó tôi phụ trách việc kẻ đường để các bạn đào ống nước, vui nhất là những chú vịt cứ chạy đến chổ chúng tôi cuốc để tìm giun hay thức ăn làm chậm tiến độ làm việc, những chú vịt liều mạng như bị bỏ đói hàng tháng trời lao vào tìm giun mặc kệ chúng tôi đang cuốc dỡ mà lở ko cẩn thận thì các chú cũng mất mạng, cả buổi chiều hôm đó với sự đoàn kết đồng lòng thay phiên giúp đở nhau, chúng tôi cũng đã cố gắng hết sức nhưng cả buổi chiều hôm đó chúng tôi chỉ mời đào được đường dẫn thì trời đã tối, công việc của chúng tôi phải để mai phân công cho 2 bạn nam làm tiếp phần còn lại đi đào ống nước.
Hình 10: Em nhỏ với ánh mắt hồn nhiên -   em vì bị giun nên bụng rất to
 
                Khi tôi còn ở thành phố, tối nào mà tôi thức khuya thì sáng lại tôi ngũ bù cho tới tận khuya, thế mà ở đây mối ngày tôi chỉ ngủ có 3 đến 4 tiếng đồng hồ mà sao lại không muốn ngủ để ngủ bù, bởi vì tôi biết nếu tôi ngủ bù thì tôi sẽ bỏ qua cơ hội thực hiện những công việc tình nguyện có nghĩa là tôi có thể bỏ qua những kỷ niệm đẹp bỏ qua cơ hội làm một việc tốt, thời gian của chúng tôi ở đây rất quý giá, tôi cảm thấy thời gian trôi qua rất nhanh và rất thiếu, mỗi ngày trôi qua chỉ như là một cái chớp mắt, cứ nghĩ đến ngày mai về thành phố mà lòng cứ bùi ngùi, muốn làm cái gì đó để quên đi cái cảm giác này, hôm nay là ngày cuối cùng nhóm tôi được phân công đi phát áo quần cho các hộ dân nghèo, tuy là áo quần củ nhưng vẫn còn sữ dụng rất tốt, nhìn bà con vui mừng lúc này tôi mới hiểu được câu tục ngữ “ một miếng khi đói bằng một gói khi no” đất nước ta còn sự chênh lệch giàu nghèo, người thì ăn không hết kẻ thì lần không ra, vì vậy sự giúp đở của Đảng nhà nước và một phần nhỏ sự giúp đở của đội tình nguyện của chúng ta sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trên đất nước chúng ta tạo sự công bằng xã hội,.
 
Hình 11: Ngủ ngoan nghe em
Em bé ở một gia đình nghèo ở rất xa trung tâm ủy ban xã
 
Xã Hồng Hạ phân công cho chúng tôi 2 thanh niên xã để chúng tôi dễ dàng tiếp cận với những gia đình đang cần sự giúp đỡ, thường các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nằm ở khu vực trên núi cao, lần này tôi cũng một lần nữa leo núi nhưng không phải là đi làm rẫy mà là đi tặng áo quần, đi làm rẫy tôi đi không và chỉ cẩm theo cây gậy “ Trường Sơn” còn bây giờ tôi phải leo núi với những gói quà trên tay, tuy việc đi lại khó khăn nhưng điều đó không cản bước chân tôi đi đến những gia đình gặp nhiều khó khăn, nhìn thấy họ vui vẽ khi nhận các gói quà thì những mệt mõi của tôi tan biến mất, “ trước khi lên hồng hạ tôi cứ ngở được nhiều người yêu thương mới hạnh phúc bây giờ mới biết mình yêu thương người khác còn hạnh phúc hơn, tôi cứ ngở hạnh phúc là những gì lớn lao lắm bây giờ mới biết nhìn người khác hạnh phúc mình cũng cảm thấy hạnh phúc”
 
.....................................................................................................................................
Hình 12: Tặng quà cho gia đình anh chị Hồ Văn Hòa
.............
..........................
..............
....................
...............................................
 
           Bài viết trên là của Đồng Chí ĐÌNH QUANG của nhóm 3. Đ/c đã nhờ tôi viết nốt phần còn lại, bởi bây giờ đ/c phải đi làm thêm ở một quán café cũng khá xa phòng trọ của đ/c.               
           Thật sự khi Quang đưa cho tôi bài nhật kí tình nguyện Hồng Hạ, tôi không ngờ nó lại dài và sâu như thế, ban đầu bởi quá dài nên tôi chỉ lướt qua với ánh mắt quét dọc như đang đọc tiếng Trung à, nhưng chợt tôi nhận ra những con chữ lạ lùng và đáng giá. Đọc lại từ những dòng đầu tiên cho đến chữ “hạnh phúc” cuối cùng, một cách chầm chậm đã làm tôi sống lại cảm giác đầy hứng khởi và trong sáng đến lạ kì ở Hồng Hà, cảm giác mà suýt chút tôi để lẫn mất khi đã chia tay Hồng Hạ về với thành phố Huế đến nay đã tròn một tháng. Đó là cảm giác nhưng thấy mình chưa sống đủ, làm việc như vậy vẫn là chưa đủ, cảm giác ấy thúc giục mình phải tiếp tục lao động nhiều hơn thế. Và chính “Hồng Hạ”, một từ tôi dùng chung để bao hàm tất cả những nụ cười, giọt mồ hôi, thậm chí là cả máu (vài giọt thôi :D ) của những ai đã sống trên vùng đất ấy, đã cho tôi cơ hội được sống như một con người có lý tưởng, con người yêu lao động.
Đọc bài nhật kí mà làm tôi cảm mến Quang nhiều hơn. Đó là một người ít nói nhưng rất thông minh và quan tâm mọi người, đó là người đã dạy lại tôi những động tác đã bỏ lỡ vì có lần vắng tập, luôn để ý để các mọi người luôn đi cùng cho vui. đ/c lại dựng chỗ thay đồ cho các bạn, sữa tivi cho nhà anh Hòa, lại giải quyết nhanh chóng cái ống nước trong khi tôi và Tân đang còn loay hoay với một đống dây nhợ lung tung, thế là nhà anh Hòa đã có nước dùng mà không cần đi xách nước mệt như xưa .
Hình 13: Tạm Biệt Hồng Hạ
 
               Ngồi gõ những dòng này, Bỗng tôi lâng lâng cảm xúc của ngày chia tay Hồng Hạ trở về Huế, một cảm giác thiếu thiếu, hơi luyến tiếc khi xa Hồng Hạ và một cái nhìn mời về thành phố Huế, thấy Huế lạ và dễ thương. Tôi bước lên xe và tìm được ngay một chỗ trống ở hàng ngế sau, mở cửa sổ ngắm lại một lần nữa Hồng Hạ ngày mưa, một chút buồn thoảng qua rồi lại chìm trong không khí rất nhộn của xóm ghế cuối, với màn pha trò, đóng kịch, hát hò của Thạnh, Đông và một cơ số không nhỏ các ca sĩ bất đắc dĩ khác cứ đứng lên lại ngồi xuống trong tràn pháo tay của mọi người. Những dãy trên yên tĩnh hơn vì có đ/c xem hài, có đ/c lại ngồi trầm tư với kỉ niệm hay suy nghĩ nào đó cùng với ánh mắt vươn xa ngoài cửa sổ. Đặc biệt là Cường với vẻ đăm chiêu lắm lắm,vẻ như luyến tiếc các gì đó làm mình buồn cười và cũng …thích đăm chiêu. Chìm nhanh vào giấc ngủ và bỗng tỉnh giấc khi Quốc, đ/c ngồi cạnh tôi vỗ vai và đưa cho tôi xem bức ảnh chụp tôi đang ngủ rất “phê”, bật cười choàng tỉnh,  tôi lại đưa mắt ra ngoài kia cửa sổ, khung cảnh của con đường Phan Bội Châu hằng ngày tôi đi học sao khác lạ, có lẽ vì tôi đang nhìn nó từ trên cao, một vị trí khác sẽ cho ta có cái nhìn khác, con đường sao giờ cái gì cũng be bé, thấp thấp nhìn thật buồn cười. Đ/c Ngọc xuống xe đầu tiên, chiếc xe lại chuyển bánh để lại cái vẫy tay và ánh mắt lưu luyến. Lại đến những tán phượng màu xanh đậm che chút nắng chói còn lại của buổi chiều trên con đường Nguyễn Huệ, phản ánh nắng chiều vẫn còn khá đông người qua lại, nhìn mọi người cũng nhỏ hơn một tí. Khi chiếc xe lại dừng lại để Na và Lanh xuống xe, bỗng tôi nhìn những người nước ngoài mang chiếc balo nhỏ đạp xe đạp trên đường Lê Quý Đôn dọc về phía Bùng Binh ngã 6 nơi tôi vừa thấy một vài người nước ngoài, nhìn rất quen nhưng hôm nay sao lại quá hè. Xe đã về đến trung tâm Thanh Thiếu Nhi, bước xuống xe tôi hơi loạng choạng như đã ngà say dù rằng “ta đâu có say”, :D. Nhanh chóng mọi thứ  đồ đạc, dụng cụ được cất dọn, mọi người vẫn tụ tập xem ảnh trên máy của Nhân, ai chuẩn bị về cũng chào nhau một tiếng rất hồn nhiên. Lúc sau, thằng bạn cùng lớp đã quất xe chạy đến bóp còi, ngồi sau xe hắn vút đi mình không quên chào vội mọi người, bé Muội cũng cất tiếng chào lại. Ngồi trên xe thằng KuDo mình miên man kể lại không ngớt đủ thứ về các hoạt động đã làm ở Hồng Hạ và thêm cả cái “dĩa bể” nhớ đời của mình. KuDo chạy xe vút qua đường về Đập Đá, mình lại một lần nữa ngắm Sông Hương buổi chiều tà, cảm giác là lạ vẫn còn phản phất, bất chợt tôi lại thấy một đoàn người nước ngoài bước đường về phía cầu Tràng Tiền, tôi tự hỏi trong ngạc nhiên “sao hôm nay Huế nhiều Tây thế?”, Huế đang lớn dần lên chăng, một thành phố đang phát triển . Chưa kịp nghĩ tiếp về nó, KuDo hỏi tôi gì đó và 2 đứa lại trò chuyện với nhau suốt đường về. lúc đến nhà và chuẩn bị quay xe KuDo có nói với một câu là “Hoàng bữa chừ lớn rồi!” , tôi cười trong niềm tự hào và  thank KuDo. Vẫn cười tôi gõ chiếc ổ khóa và gọi Má . :D. ....
                  
Hình 14: Bữa ăn sáng đầu tiên , chỉ có mì tôm mà không có trứng =)) tiết kiệm mà đầy kỉ niệm
                  
               Quả thật, chỉ 2 năm nữa là tôi đã ra trường nhưng lúc ấy trong tôi vẫn  còn là một đứa trẻ con ham chơi, ít biết và cũng chưa chịu lắng nghe để hiểu, chấp nhận những việc xung quanh để mình. Một lần được vinh dự tham gia tình nguyện cùng nhiều người bạn tốt làm tôi có phần dạn dĩ hơn và phấn chấn hơn trong cuộc sống. Có một giai đoạn, hình như lúc đó ai cũng buồn, cũng chùn lại, và dường như tôi cũng vậy, một quãng thời gian tôi vật lộn với những kế hoạch ngổn ngang, việc học hành dang dở, những người bạn , ba má và việc chính tôi cũng không hiểu chính mình là ai và cần gì, những suy nghĩ ấy cứ bước những vòng tròn xiêu vẹo trong đầu, lặp lại nhiều lần đến mức tôi chẳng buồn giải thích và tìm lối thoát bởi cứ nghĩ rằng đó là điều mặc nhiên.
              Nhưng nhờ “Hồng Hạ” mà cái giai đoạn mà “ai cũng có” ấy của tôi đã ngắn lại hơn nhiều. Tôi thấy vui khi được hát bài hát “Và con tim đã vui trở lại” dù rằng đã có lần tôi làm phụ lòng bài hát đó. Gửi lại lời xin lỗi cho tất cả và lời cảm ơn cho chương trình tình nguyện hè 2010, cảm ơn “Hồng Hạ” . Lần đầu tiền tôi được tham gia một chương trình ý nghĩa, thiết thực và tác động đến con người trong tôi nhiều như thế. ^^!
 
Hình 15: Và phút cuối chia tay
 
 
 ĐÌNH QUANG - thành viên Nhóm 3
Đội TÌNH NGUYỆN HÈ 2010 - HỒNG HẠ - A LƯỚI - TTHUẾ
Chương trình tổ chức bởi TT Thanh Thiếu Nhi - Tỉnh Thừa Thiên Huế
 

 

Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 9.746.054
Truy cập hiện tại 458