Sự kiện
01-03/10: Tham dự Quốc khánh nước Đại hàn Dân quốc     *     Thường trực Tỉnh Đoàn làm việc với Trung tâm    *    15/10: Làm việc với JICA     *     30/10: Lễ bàn giao trang thiết bị do KOICA hỗ trợ

 

Tìm kiếm tin tức

Kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên: Thêm cánh cửa vào đời
Ngày cập nhật 21/08/2012
di chuyển đến đất trại - Hội trại kết thân 2012 do CLB Thủ lĩnh Thanh niên tổ chức

  “Sợt” (search) qua Nét về việc trang bị kỹ năng sống (KNS) cho học sinh – sinh viên, mới thấy vấn đề này không hề cũ và nó cần thiết đến nỗi “thà muộn còn hơn không”.

 Thêm cánh cửa  vào đời

Hình ảnh Kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên: Thêm cánh cửa vào đời

"Hội trại kết thân 2010" của Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

 

Nguyễn Văn Hải (SV năm 2, Đại Học Kinh tế Huế) vốn là tấm gương sáng hiếu học của bọn trẻ xóm tôi trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, hình ảnh ấy đang dần mờ đi khi mọi người nhận ra, cậu càng ngày càng giống một “con gà công nghiệp”. Cậu được bố mẹ “quán triệt tối đa”: chỉ học, tắm có 2 chị lo nước, áo quần có mẹ lo và đưa đón đến trường thì có bố. Vào Đại học, cậu ngẩng cao đầu trong niềm tự hào của bố mẹ với số điểm 26. Con trai độc đinh nên bố mẹ cậu càng có lý do nhận việc đưa đón để quản chặt con trước… mọi cám dỗ cuộc đời. Cậu không có bạn.

 
Không như Hải, Hồ Thị Hằng (SV năm 2 – Đại Học Khoa học Huế) lại “bị khủng bố tinh thần” khá nặng khi lững chững từ quê xa để vào ĐH, vì cũng được coi là “vào đời” luôn, không có cha mẹ gần bên nữa. Điểm vào ĐH của Hằng cũng khá nên được tin tưởng giao vị trí cốt cán trong chi đoàn. Lúc đầu, cô nàng “búi” lắm, không biết thể hiện như thế nào trước tập thể lớp “quy mô” hơn nhiều so với thời phổ thông. Những ngày khó khăn cũng dần qua, đơn giản như cách Hằng bảo: “Em theo kinh nghiệm của mấy anh chị lớp trên. Với lại, em luôn tự động viên phải cố để tự tin như mình có thể, lại được các bạn giúp đỡ nên dần quen”. “Phỏng vấn” Hằng về KNS cho SV, cô nàng đã chững chạc hơn: “Em thấy, đây là một nội dung rất cần thiết với mỗi SV. Vào ĐH, sinh viên không chỉ học tập, nghiên cứu khoa học, mà tụi em còn có cơ hội để chứng minh bản lĩnh, sức trẻ của mình thông qua hoạt động của các CLB, đội, nhóm… Có KNS, tụi em sẽ trở nên năng động, tự tin hơn. Em nghĩ, đó là điều kiện tốt để mai này ra trường, tụi em sẽ có cơ hội tìm việc làm tốt hơn”. Rồi Hằng khoe, “vừa qua, sau khi em được tham gia buổi nói chuyện của Tiến Sĩ Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Trung tâm Tâm Việt Group, được tham gia đội công tác xã hội của tỉnh và được tập huấn về những kỹ năng thanh niên, kỹ năng hoạt động công tác xã hội, em thấy… hóa ra mình cũng có nhiều điều mới mẻ, thấy yêu đời hơn và càng tin vào những mục tiêu đã định của mình hơn”.

 
Theo một điều tra của Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam, có tới hơn 80% SV ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹ năng sống. Điều này khiến không ít bạn trẻ đánh mất cơ hội tốt trên bước đường lập nghiệp…

 
Vai trò tổ chức Đoàn
 

 

Hình ảnh Kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên: Thêm cánh cửa vào đời

"Hội trại kết thân 2010" của Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

 
Năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” trong tất cả các trường phổ thông. Nội dung của phong trào đề cập đến giáo dục KNS chohọc sinh. Phong trào như lời khẳng định thêm về tầm quan trọng của nhà trường trong việc song hành dạy chữ với dạy người cho thế hệ măng non. Theo Th.s Lê Ngộ (Sở Giáo dục & Đào tạo), giáo dục KNS cho học sinh ở trường phổ thông có thể tiến hành bằng nhiều cách. Trước hết, nhà trường phải tổ chức các hoạt động tập thể, ngoại khoá để các em được tham gia vào hoạt động thực tiễn của cuộc sống, tạo cơ hội bộc lộ chân thật những suy nghĩ, tình cảm, hành vi trong công việc, chia sẻ những khó khăn và niềm vui cũng như hoàn thiện dần dần các kỹ năng thực hành một cách tự nhiên. Từ đây, tính ích kỷ cá nhân, ngại khó, vụng về, rụt rè sợ sệt sẽ nhường chỗ cho lòng bao dung, sự tự tin, dũng cảm, tháo vát, nhanh nhẹn, khéo léo, tinh tế, hoà đồng và thân thiện. Nội dung hoạt động cũng khá đa dạng, như: Hội trại, tham quan bảo tàng, danh lam thắng cảnh; chăm sóc di tích cách mạng, văn hoá lịch sử; thi phòng tránh tai nạn giao thông, diễn thuyết tranh luận về bảo vệ môi trường, quyền trẻ em, xử lý tình huống khẩn cấp… Nên để cho học sinh viết lại, nói lại những điều mà các em cảm thấy thú vị và bổ ích nhất. Điều này không chỉ tốt cho mỗi học sinh, mà còn giúp cho các em chia sẻ cảm xúc với bạn bè khi những bài viết này được lưu lại.

 
Nếu ở bậc tiểu học, THCS, THPT, việc trang bị KNS cho các em đang được các cấp trường quan tâm, thì với thế hệ SV, các em phải tự nhận thức tầm quan trọng của vấn đề để có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp cho bản thân. Lúc này, tổ chức tin cậy nhất mà các bạn SV có thể đồng hành chính là Đoàn lớp và Đoàn trường. Anh Phan Hoàng Hải, Bí thư Đoàn trường ĐH Sư phạm Huế, cho biết: Mỗi đoàn viên SV ở đây, ngay khi mới chân ướt chân ráo vào trường đã được “quán triệt tối đa” tinh thần phải tham gia và cùng tổ chức các hoạt động Đoàn. Thông qua những hoạt động do Đoàn tổ chức, như: chiến dịch tình nguyện hè, giúp đỡ học sinh nghèo vùng xa, dọn vệ sinh trường lớp, dọn vệ sinh tại các khu lưu niệm… Sinh viên dần được rèn luyện về khả năng hòa nhập, khả năng làm việc theo nhóm, tính trách nhiệm với cộng đồng và cả với chính bản thân mình. Đây cũng là cách thiết thực để những nhà giáo tương lai này “rèn rũa bản lĩnh” để đủ khả năng đối phó với lớp học trò nổi tiếng hoang nghịch chỉ đứng sau quỷ và ma.

 
Cùng với những KNS về các mối quan hệ, cách thức ứng xử, thì những kỹ năng mềm, như: kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, kỹ năng phản biện, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng đọc… cũng đang dần được các trường quan tâm. “Các trường đều coi đây là một kênh thông tin để rèn luyện thêm cho đoàn viên SV. Chỉ khác, tùy vào tính đặc thù của từng trường để chọn nội dung phù hợp”, anh Phan Hoàng Hải cho biết. Với Trường Đại học Sư phạm, Đoàn trường cũng vừa phối hợp với Trung tâm Tâm Việt Group (Hà Nội), chuyên về đào tạo và tư vấn kỹ năng mềm, tổ chức buổi giao lưu và trao đổi các kỹ năng mềm cho sinh viêncủa trường. Qua các nội dung: Tổng quan về kỹ năng mềm, phương pháp học tập hiệu quả, kỹ năng thuyết trình và kỹ năng giao tiếp ứng xử… đoàn viên SV sẽ nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với việc học, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và cả trong cuộc sống.

 
Trao đổi thêm về việc tăng cường tổ chức rèn luyện KNS và cả những kỹ năng mềm cho các thế hệ HS-SV, anh Hoàng Hải thể hiện quan điểm: “Để vấn đề này được tổ chức tốt hơn, điều cần thiết trước tiên là Huế mình phải có được đầu mối đáng tin cậy về nội dung này. Thứ hai, công tác truyền thông cũng phải đẩy mạnh để không chỉ người học thấy được tầm quan trọng của các kỹ năng này trong cuộc sống, mà đến cả các bậc phụ huynh cũng quan tâm và tạo thêm nhiều điều kiện cho con em mình”.
Quốc Vũ (Theo: Báo Thừa Thiên Huế Online)
Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 10.063.234
Truy cập hiện tại 2.844