Sự kiện
01-03/10: Tham dự Quốc khánh nước Đại hàn Dân quốc     *     Thường trực Tỉnh Đoàn làm việc với Trung tâm    *    15/10: Làm việc với JICA     *     30/10: Lễ bàn giao trang thiết bị do KOICA hỗ trợ

 

Tìm kiếm tin tức

7 điều không nên nói trong cuộc phỏng vấn
Ngày cập nhật 02/05/2011
Ảnh minh họa

 Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho buổi phỏng vấn quan trọng. Bạn đã chọn một bộ trang phục phù hợp, bạn đến sớm, bạn đặt điện thoại ở chế độ im lặng…Bạn đang rất tự tin. Đừng làm hỏng tất cả bằng việc phát ngôn ra những điều sau đây:

 

 

 1. “Ông chủ cũ của tôi là một người không tốt”

 

Bất kể bạn không hài lòng với ông chủ cũ của mình như thế nào, hãy giữ điều đó cho riêng mình. Họ sẽ đánh giá bạn có quan điểm và mối quan hệ không tốt với sếp và cơ quan cũ. Đó là chưa kể có thể người phỏng vấn có thể biết và có mối quan hệ với sếp cũ của bạn.

 

"Đừng ngồi lê đôi mách hay nói xấu về những người bạn đã từng làm việc cùng, ngay cả khi bây giờ họ đang “sa cơ lỡ vận”. “Ngay cả khi người phỏng vấn cố tình “gài bẫy” bạn. Tất cả chỉ là một phép thử. Hãy tỏ ra là một người duyên dáng và lịch sự, hãy nói về sếp cũ của mình như một người anh, người chị của mình” - Gayl Murphy tác giác của cuốn sách: “Interview tactics” khuyên những người đang đi tìm kiếm việc làm.

 

2. Trả lời bằng 1 từ: “Có”, “vâng”, “không”

 

Trừ khi những câu hỏi của nhà tuyển dụng mang hàm ý muốn bạn phải khẳng định “có” hoặc “không”, chẳng hạn: “Chúng tôi sẽ có cuộc gặp phỏng vấn với bạn vào 9h sáng mai nhé?..”, còn lại bạn không nên dùng những câu trả lời với 1 từ như thế. Một cuộc phỏng vấn là cơ hội để bạn thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có trình độ trong công việc, chính vì thế hầu hết các câu hỏi thường là câu hỏi mở để bạn có thể trình bày, chứng minh rằng bạn phù hợp với công việc.

 

3. “Hãy để tôi nói cho anh nghe về tôn giáo và chính trị”

 

Giống như buổi hò hẹn đầu tiên, một cuộc phỏng vấn không có chỗ cho những chuyện liên quan đến tôn giáo và chính trị. Bởi nếu chủ đề của bạn động vào những vấn đề nhạy cảm sẽ có thể tạo ra những cuộc tranh luận nóng bỏng.

 

"Khi phỏng vấn cho một công việc, quyết định nói gì và không nói gì luôn là một thách thức”, “trừ khi công việc sắp tới của bạn là một mục sư hay giáo sĩ hoặc những công việc liên quan đến chính trị, nếu không tránh đề cập đến những vấn đề đó”, Gayl Murphy khuyên.

 

4. "Tất nhiên tôi biết làm cái đó”, “cái đó thuộc sở trường của tôi”…

 

Một cuộc phỏng vấn không phải để bạn đánh bóng kinh nghiệm và khả năng của bản thân mình. Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn về một điều gì bạn không có kinh nghiệm hoặc không biết, hãy nên trình bày thành thật với họ cùng với thái độ thực sự cầu thị. Họ sẽ tôn trọng bạn hơn là những kẻ khoe khoang, khoác lác nhưng lại chẳng làm được việc.

 

5. "Anh bạn, chúng ta cùng uống café sau buổi phỏng vấn này nhé!”

 

Bất kể bạn và người phỏng vấn giao tiếp với nhau ăn ý thế nào, bất kể bạn và họ có những điểm chung ra sao, chẳng hạn: bạn và họ cùng học chung một trường đại học, bạn và họ có cùng quê hương, bạn cũng không nên quá thân mật và suồng sã. Bởi dù sao đó cũng là mối quan hệ đồng nghiệp, cần những quy tắc và cách ứng xử đúng mực. Hãy tránh gọi người phỏng vấn bằng những cách gọi quá suồng sã như: Anh bạn, anh trai, chị gái…

 

6. "Hahahaaaaa! AAAAAhaaahahaaa!"

 

Người phỏng vấn hoặc ai đó trong buổi phỏng vấn có thể có những trò đùa, có khiếu hài hước. Cũng không vấn đề gì nếu bạn cũng hài hước và cười vui vẻ trong cuộc phỏng vấn, điều quan trọng là không cười một cách ngặt nghẹo. Trông bạn không hề chuyên nghiệp chút nào nếu trong buổi gặp đầu tiên đã cười chảy ra nước mắt.

 

7. "Tôi không tuyệt vời như vậy đâu”

 

Cuộc phỏng không phải thời gian cho sự khiêm tốn. Giống như một người bán hàng, bạn cần phải quảng bá về bản thân, cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một sản phẩm tuyệt vời. Vì vậy, khoe khoang tất nhiên là điều không nên, nhưng khiêm tốn quá cũng là một sai lầm.

Quốc Vũ (Theo Careerbuilder)
Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 10.072.729
Truy cập hiện tại 6.727