Đội TNXK tuyên truyền ATGT: Tập huấn kỹ năng điều tiết giao thông
Ngày cập nhật 27/02/2013

 Chiều ngày 26/02/2013 Đội ATGT đã có một buổi tập huấn về các kỹ năng khi tham gia điều tiết giao thông với CA Tp Huế nhằm trang bị thêm cả về kiến thức lẫn các kỹ năng cần thiết cho các bạn khi tham gia chương trình "Tình nguyện giao thông" trong suốt hơn 1 tháng sắp tới của Đội.

 Thay mặt C.A Tp Huế Đồng chí Lê Chí Tùy đã đem đến rất nhiều kiến thức và kỹ năng cho toàn thể Đội viên. Từ việc khái quát tình hình ATGT hiện nay của nước ta nói chung và của thành phố Huế nói riêng, cho thấy việc giữ gìn trật tự ATGT đang là một vấn đề cấp thiết cần tất cả mọi người tuân thủ tham gia và chấp hành một cách nghiêm chỉnh. Trong buổi tập huấn Đồng chí Lê Chí Tùy đã vô cùng đánh giá cao hoạt động của Đội ATGT trong thời gian vừa qua. Và anh cũng đưa ra những góp ý tích cực cho các hoạt động của Đội trong giai đoạn sắp tới. Buổi tập huấn đã diễn ra trong không khí rất vui vẻ, các bạn Đội viên của Đội vô cùng hào hứng tham gia vào tập luyện các động tác hiệu lệnh điều tiết giao thông. Đây cũng chính là nền tảng cho Đội khi tiến hành thực hiện trong chương trình "Tình nguyện giao thông" sắp đến của Đội.   

Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ

 

1. Hệ thống báo hiệu đường bộ: gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.   

2. Hiệu lệnh của cảnh sát điều khiển giao thông:

a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông phải dừng lại;

b) Hai tay hoặc một tay giang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải;

c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

3. Đèn tín hiệu giao thông có ba mầu, ý nghĩa từng mầu như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;

d) Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý.

4. Biển báo hiệu đường bộ gồm 5 nhóm, ý nghĩa từng nhóm như sau:

a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

5. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

6. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.

7. Hàng rào chắn được đặt ở nơi nền đường bị thắt hẹp, ở đầu cầu, đầu cống, ở đầu các đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.

8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ

 

Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi tập huấn

.

Đ/c Lê Chí Tùy C.A Thành phố Huế 

.

Toàn thể Đội ATGT tham gia buổi tập huấn

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

Nhã Trúc (Đội TNXK TT ATGT)
Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 10.066.486
Truy cập hiện tại 4.242