Sự kiện
01-03/10: Tham dự Quốc khánh nước Đại hàn Dân quốc     *     Thường trực Tỉnh Đoàn làm việc với Trung tâm    *    15/10: Làm việc với JICA     *     30/10: Lễ bàn giao trang thiết bị do KOICA hỗ trợ

 

Tìm kiếm tin tức

Phát triển dạy nghề tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2020
Ngày cập nhật 16/06/2010

Vừa qua, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Ngị quyết số 8h/2010/NQCĐ-HĐND tán thành và thông qua Đề án phát triển dạy nghề tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2020.

Theo đó, mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng; mở rộng quy mô, bảo đảm sự phù hợp về cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo; nâng cao hiệu quả dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, đặc biệt là đội ngũ lao động có kỹ năng nghề nghiệp cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mục tiêu cụ thể được xác đinh: Giai đoạn 2011 - 2015, đào tạo nghề cho 124.620 lao động, trong đó cao đẳng nghề 13.710 người (chiếm 11%), trung cấp nghề 24.300 người (chiếm 19,5%), sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 86.610 người (chiếm 69,5%). Giai đoạn 2016 - 2020, đào tạo nghề cho 81.300 lao động, trong đó cao đẳng nghề 13.800 người (chiếm 17%), trung cấp nghề 30.900 người (chiếm 38%), sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 36.600 người (chiếm 45%). Đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 60% vào năm 2015 và đạt 70% vào năm 2020, trong đó, phấn đấu đến năm 2015 có 30% lao động nông thôn qua đào tạo nghề và trên 50% vào năm 2020.

 

Đề án tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về vai trò của công tác dạy nghề; tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đặc biệt là thanh niên, học sinh tham gia học nghề. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, trong đó giai đoạn 2011- 2015 sẽ phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề, tạo điều kiện xây dựng và nâng cấp 5 trường cao đẳng nghề, 7 trường trung cấp nghề (trong đó có 4 trường ngoài công lập), 5 trung tâm dạy nghề cấp huyện; giai đoạn 2016 - 2020 sẽ tiếp tục phát triển hệ thống dạy nghề theo hướng tập trung đầu tư chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo chuyên sâu, phấn đấu đưa từ 01 đến 03 trường trở thành trường trọng điểm quốc gia; nâng cấp 01 trường trung cấp nghề thành trường cao đẳng nghề.Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Tiếp tục xây dựng, đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình dạy nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới để nâng cao chất lượng dạy nghề. Bố trí ngân sách, lồng ghép các chương trình, dự án và huy động các nguồn vốn xã hội đầu tư cho công tác dạy nghề để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án. Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề và huy động nguồn lực đầu tư cho công tác dạy nghề. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý dạy nghề; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng cấp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn; tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề.

 

 

 

 

Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 10.076.446
Truy cập hiện tại 983