|
|
Tăng cơ hội học nghề cho người nghèo Ngày cập nhật 25/06/2010 Nâng cao cơ hội học nghề cho người nghèo, tăng ưu đãi cho cơ sở và doanh nghiệp dạy nghề là một số nội dung chính của Thông tư liên tịch số 44/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXHdo Liên Bộ Tài chính – LĐTBXH vừa ban hành cuối Quý I/2010. Thông tư có hiệu lực từ ngày 12/5/2010.
Hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng
Thông tư (TT) 44/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH là một bước cải tiến các nội dung của TT liên tịch 102/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 20/8/2007 của Bộ Tài chính – Bộ LĐTBXH hướng dẫn quản lý tài chính cho một số dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo.
Về nội dung và mức chi học nghề, khi có hợp đồng đào tạo nghề do cơ quan LĐTBXH đặt hàng, cơ sở dạy nghề (bao gồm cả DN có cơ sở dạy nghề) khi đào tạo 1 người học sẽ được hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/khóa học. Mức hỗ trợ cụ thể sẽ căn cứ theo từng nghề và thời gian học nghề cụ thể. Cơ quan Nhà nước có quyền quy định mức hỗ trợ là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Số tiền hỗ trợ sẽ chi cho việc: tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ nghề; tài liệu, giáo trình học nghề; thù lao giáo viên dạy; hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề; thuê lớp học, thuê thiết bị dạy nghề chuyên dụng (nếu có)…
Ngoài ra, mức chi ytên còn bao gồm việc hỗ trợ trực tiếp cho người học nghề tiền ăn trong thời gian học nghề (15.000 đồng/người/ngày học), tiền đi lại đối với người học nghề ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên (không quá 200.000đồng/người/khóa).
Gắn đào tạo với việc làm
Nhằm khuyến khcíh công tác tạo việc làm sau đào tạo ở các DN mô hình nhỏ, TT 44/2010 đề ra chính sách hỗ trợ những DN chưa đủ điều kiện công nhận là cơ sở dạy nghề (nhưng có đề án dạy nghề qua hình thức truyền nghề, vừa học vừa làm) và nhận người nghèo vào làm việc trên 24 tháng. Mức hỗ trợ tốiđa là 1.500.000 đồng, tùy thuộc hình thức và thời gian dạy nghề của DN và theo hợp đồng đặt hàng cảu cơ quan LĐTBXH. Mức chi tiêu trên phục vụ các nội dung sau: thù lao cho giáo viên dạy lý thuyết và giáo viên dạy thực hành nghề; hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề; hỗ trợ tiền ăn cho người nghèo trong thời gian học nghề: 15.000đồng/ngày thực học/người.
Ngoài nội dung và mức chi hỗ trợ dạy nghề trên đây, tùy theo điều kiện cụ thể của từng khóa học và đối tượng học nghề., khả năng ngân sách địa phương, UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương có thể ký quyết định hỗ trợ thêm tiền ở cho người đi học. Các địa phương thực hiện lồng ghép nguồn kinh phí của dự án dạy nghề cho người nghèo với Dự án nâng cao năng lực đào tạo nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục đào tạo và Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" theo quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ.
Trường hợp người nghèo đăng ký học nghề thuộc đối tượng được tham gia học nghề của nhiều chương trình, dự án từ nguồn ngân sách nhà nước thì chỉ được lựa chọn tham gia học nghề của một chương trình, dự án.
Quy trình, thủ tục và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề
Cơ quan LĐTBXH lựa chọn cơ sở dạy nghề hoặc DN có đủ điều kiện đào tạo nghề để kỹ hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề. Cơ sở dạy nghề hoặc DN có trách nhiệm thanh toán tiền ăn, tiền ở (nếu có), tiền đi lại cho người nghèo theo mức quy định tại TT 44/2010 và quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo số lượng học viên và thời gian thực tế tham gia học nghề. Trường hợp người nghèo tự ý nghỉ học, bỏ học, hoặc bị buộc thôi học thì không được trả tiền ăn trong thời gian nghỉ học, bỏ học, thôi học và tiền đi lại (lượt về).
(Theo Báo Học nghề -Lập nghiệp số 8 tháng 4/2010)
Tin mới Các tin khác
|
| Thống kê truy cập Truy cập tổng 9.911.616 Truy cập hiện tại 4.020
|
|