I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo, hướng các hoạt động của tuổi trẻ vào công việc hữu ích cho xã hội;
- Phát động phong trào thi đua sáng tạo, các ý tưởng độc đáo, có tư duy khoa học trở thành phong trào sâu rộng, thường xuyên;
- Tạo điều kiện, môi trường cho Thanh thiếu nhi rèn luyện kỹ năng và ý tưởng sáng tạo, giúp các em xây dựng ước mơ trở thành nhà sáng chế trong tương lai;
- Thông qua cuộc thi để phát hiện và tuyển chọn các em có thành tích xuất sắc tham dự Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu nhi toàn quốc;
- Cuộc thi được triển khai rộng rãi, thu hút đông đảo Thanh thiếu nhi tham gia; đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, thiết thực.
II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:
- Học sinh đang học tập tại các trường Trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn tỉnh.
- Các em học sinh có thể tham gia với tư cách cá nhân hoặc theo nhóm, tập thể (không quá 05 tác giả/mô hình, sản phẩm).
III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NỘP HỒ SƠ DỰ THI:
1. Thời gian:
- Thời gian nhận hồ sơ dự thi: trước ngày 22/4/2023.
- Thời gian chấm thi: 27/4/2023
- Thời gian trao giải Cuộc thi: dự kiến ngày 07/5/2023 (Chủ nhật).
2. Địa điểm: Hồ sơ dự thi gửi về phòng Nghiệp vụ - Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế (Địa chỉ: 57 Lâm Hoằng, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế).
IV. LĨNH VỰC DỰ THI:
Các mô hình, sản phẩm tham dự cuộc thi thuộc 02 lĩnh vực sau:
- Đồ dùng học tập;
- Đồ chơi trẻ em.
V. THỂ LỆ CUỘC THI:
1. Yêu cầu về sản phẩm và đối với thí sinh dự thi:
1.1. Yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá đối với mô hình, sản phẩm dự thi:
1.1.1. Các mô hình, sản phẩm dự thi phải có tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng và phù hợp với lĩnh vực đăng ký dự thi.
a) Tính mới
Mô hình, sản phẩm phải là ý tưởng mới được làm từ vật liệu, nguyên liệu có từ cuộc sống hàng ngày (ưu tiên giấy và nhựa tái chế), phế liệu trong sinh hoạt gia đình, học tập, trường lớp, đề làm ra vật dụng, các mô hình hữu ích, dụng cụ đa năng, các thiết bị máy móc, robot, thiết bị tự động hóa, mô hình thông minh phục vụ học tập.
b) Tính sáng tạo
Tác giả đưa ra ý tưởng, giải pháp có tính đột phá, độc đáo để giải quyết một cách tốt nhất những yêu cầu, mục tiêu đặt ra trong học tập. Là kết quả của hoạt động sáng tạo chứ không phải mô hình, sản phẩm mô phỏng các thí nghiệm hay các loại máy móc, công nghệ hiện có.
c) Khả năng áp dụng
Mô hình, giải pháp được áp dụng trong học tập được chứng minh khả năng áp dụng có hiệu quả.
1.1.2. Hồ sơ dự thi yêu cầu phải có mô hình. Mô hình, sản phẩm dự thi phải được thực hiện theo đúng ý tưởng của người dự thi.
1.1.3. Mô hình, sản phẩm bắt buộc phải có bản thuyết minh, hình ảnh kèm theo (khuyến khích tác giả có clip mô tả hoạt động của mô hình). Bản thuyết minh phải nêu rõ ý tưởng sáng tạo, phương pháp, vật liệu chế tạo, cách sử dụng vận hành, tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng.
1.1.4. Các mô hình, sản phẩm tham gia cuộc thi chưa đạt các giải thưởng tại bất kỳ Cuộc thi nào từ cấp huyện trở lên.
1.1.5. Ban tổ chức không hoàn trả lại mô hình, sản phẩm dự thi cho các tác giả.
1.2. Yêu cầu đối với học sinh dự thi:
- Tác giả dự thi phải có hồ sơ tham dự Cuộc thi.
1.3. Hồ sơ tham dự cuộc thi:
Hồ sơ gồm có:
- Phiếu đăng ký tham dự cuộc thi (theo mẫu).
- Mô hình, sản phẩm, video dự thi.
- Bản thuyết minh.
VI. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:
Căn cứ vào kết quả cuộc thi, Ban tổ chức sẽ trao giải thưởng cho từng lĩnh vực cụ thể như sau:
- 01 Giải nhất: Chứng nhận + hiện kim;
- 01 Giải nhì: Chứng nhận + hiện kim;
- 02 Giải ba: Chứng nhận + hiện kim;
- 05 Giải khuyến khích: Chứng nhận + hiện kim.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế:
- Xây dựng Kế hoạch, chương trình tổng thể, kịch bản chi tiết;
- Phối hợp với Phòng Giáo dục & Đào tạo, Ban Thường vụ các Huyện/Thị/Thành Đoàn triển khai kế hoạch cuộc thi đến với các em học sinh trên địa bàn tỉnh;
- Thiết kế, in ấn phông chương trình, giấy chứng nhận cho thí sinh;
- Xây dựng nội dung tuyên truyền, quảng bá chương trình trên website và mạng xã hội;
- Thành lập Ban tổ chức, Ban Giám khảo và Tổ Thư ký để tiến hành công tác theo dõi, tổng hợp và chấm thi của các mô hình, sản phẩm tham gia dự thi;
- Mời đại biểu, phóng viên tham dự và đưa tin lễ – trao giải;
- Phân công cán bộ hỗ trợ chương trình.
2. Ban Giám hiệu các trường THCS trên địa bàn tỉnh:
- Phối hợp với Trung tâm triển khai Kế hoạch đến toàn thể các em học sinh;
- Tạo điều kiện và hướng dẫn các em học sinh đăng ký tham gia cuộc thi;
- Tổ chức tiếp nhận các mô hình, sản phẩm và lựa chọn các sản phẩm sáng chế có ý tưởng sáng tạo, độc đáo, có thể áp dụng vào thực tiễn để tham dự cuộc thi, đảm bảo đúng thời gian quy định.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức Cuộc thi “Sáng tạo Thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế”, lần thứ II - năm 2023, Ban Giám đốc Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế rất mong lãnh đạo phòng Giáo dục & Đào tạo, Ban Thường vụ các Huyện/Thị/Thành Đoàn và Ban Giám hiệu các Trường quan tâm, phối hợp triển khai thực hiện để cuộc thi diễn ra thành công tốt đẹp.
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ: Phòng Nghiệp vụ, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế (57 Lâm Hoằng, P.Vỹ Dạ, Tp.Huế), điện thoại: 0234 3897 479.
Hoặc liên hệ trực tiếp: Đồng chí Võ Thị Bích Thủy - Phó trưởng phòng phụ trách Nghiệp vụ, điện thoại: 0949 657 507.