Tài liệu Hội thi "Rung chuông vàng" năm 2016
Ngày cập nhật 03/06/2016

Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi năm 2016; Nhằm thực hiện tốt Hội thi Rung chuông vàng với nội dung liên quan đến vấn đề môi trường và tuyên truyền phòng chống buôn bán động vật hoang dã, Ban tổ chức xin gửi đến các đơn vị tham gia tài liệu Hội thi Rung chuông vàng

Phần 1: Chủ đề về ĐVHD

Câu 1: Đây là loài động vật cực kỳ nguy cấp, quý hiếm, tên của nó được dùng đặt tên cho khu bảo tồn nơi đây. Loài đó là gì?

Câu 3: Loài nào không phải là Linh trưởng?

a.      Khỉ mặt đỏ                                                                

b.      Vượn đen má trắng

c.       Chà vá chân nâu

d.      Sóc đen

Câu 4: Loài động vật nào sau đây không có đuôi?

a.      Khỉ đuôi lợn                                                              c. Vượn đen má trắng

b.      Vooc ngũ sắc                                                                        d. Cu – li

Câu 5: Loài nào sau đây không phải là nhóm động vật không có móng guốc?

a.      Saola                                                                          c. Nai

b.      Tê giác                                                                                   d. Hổ

Câu 6: Loài động vật hoang dã nào sau đây không nằm trong danh sách được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam?

a        Tê tê                                                                           c. Saola

b        Lợn rừng                                                                    d. Hỗ

Câu 7: Loài gấu trúc là biểu tượng của tổ chức nào?

a.      IUCN                                                                    c. WHO

b.      WCS                                                                     d. WWF

Câu 8. Saola được phát hiện đầu tiên tại Việt Nam vào năm nào?

a.      Năm 1975                                                                  c. Năm 2001

b.      Năm 1992                                                                  d. Năm 2013

Câu 9: Tại sao lại bảo tồn Saola?

a.      Vì có giá trị kinh tế cao                                                     c. Vì Sao la có nguy cơ tuyệt chủng

b.      Vì loài thú có giá trị làm cảnh                                            d. Cả 3 phương án trên

Câu 10. Con Tê giác cuối cùng của Việt Nam bị giết hại vào năm nào?

a.      Năm 2009                                                      c. Năm 2011

b.      Năm 2010                                                      d. Năm 2012

Câu 11. Bộ phận nào trên cơ thể Gấu được cho là có thể chữa bệnh?

a.      Da                                                                   c. Xương

b.      Mật                                                                 d. Cả 3 phương án trên

Câu 12: Sao la được phát hiện lần đầu tiên ở đâu?

a.      Khu bảo tồn Sao la Huế

b.      Vườn Quốc gia Bạch Mã, TT Huế             

c.      Vườn Quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai

d.      Vườn quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh          

Câu hỏi: Bạn hãy cho biết Saola được bẫy ảnh tự động chụp lại tại KBT Saola vào thời gian nào?

Câu 14: Trong các loài sau đây, loài nào có đôi tay dài nhất so với cơ thể:

                        a)  Loài khỉ,

                        b) Loài vượn,

                        c) Loài voọc chà vá

Câu 15. Là loài động vật duy nhất có sừng không nằm trên đỉnh đầu.

a.      Voi.   

b.       Nai.

c.      Tê Giác.

d.       Bò.

Câu 16: Bộ phận nào trên cơ thể Tê giác được xem là có thể chữa bệnh?

a.      Xương                                                                    c. Da

b.      Sừng                                                                       d. Mật

Câu 17. Động vật hoang dã là các nhóm nào sau đây:

a.      Động vật được nuôi trong công viên

b.      Động vật được nuôi trong các trang trại

c.      Động vật sống trong các cánh rừng

d.      Động vật được nuôi trong các gia đình

Câu 18. Con Tê giác cuối cùng của Việt Nam bị giết hại ở đâu?           

a.      Vườn Quốc gia Bạch Mã, TT Huế              c. Vườn Quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai

b.      Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình    d. Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An

Câu 19. Hổ được săn bắt bất hợp pháp chủ yếu để làm gì?

a.      Thức ăn                                                    c. Nấu cao

b.      Thú nhồi bông                                                    d. Lấy mật

Câu 20. Là loài động vật tượng trưng cho sự thông minh, tài trí, nhanh nhẹn, được phong làm thần Hanuma và là biểu tượng của Mỹ thuật Ấn Độ.

a.      Cừu

b.       Khỉ

c.       Ngựa 

d.       Lạc Đà.

Phần 2: Chống buôn bán động vật hoang dã

Câu 1: . Buôn bán các loài nào sau đây sẽ bị truy tố hình sự?

            a. Hổ

            b. Nai

            c. Sao la

            d. Tê giác

Câu 2: Hậu quả của việc săn bắt, buôn bán và tiêu thụ động vật rừng quá mức là gì?

a- Nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật quý hiếm

b- Làm suy giảm đa dạng sinh học.

c- Không ảnh hưởng gì đến hệ sinh thái rừng.

Câu 3: Mua bán động vật hoang dã là gì?

a-     Mua bán các loại hàng hoá khác nhau tại khu vực có động vật hoang dã sinh sống

b-     Mua bán các loài hàng hóa khác nhau tại khu bảo tồn.

c-     Mua bán và trao đổi các loài động vật hoang dã còn sống hay đã chết, các bộ phận hoặc sản phẩm làm từ các loài động thực vật hoang dã.

d-     Tất cả các đáp án trên

Câu 4:  Các cơ quan nào có chức năng Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với việc khai thác động vật hoang dã

    a) Cơ quan kiểm lâm

    b) Công an, bộ đội biên phòng,

    c) Hải quan

   d) Các cơ quan kể trên

Câu 5:  Cá nhân có hành vi vi phạm mà mức độ gây thiệt hại vượt quá mức độ tối đa thuộc phạm vi xử phạt vi phạm hành chính về khai thác, săn bắt, vận chuyển, mua bán trái phép thực vật, động vật hoang dã quý hiếm hoặc thông thường (có nguồn gốc từ tự nhiên):

a) Bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ Luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b) Phạt tù từ 2 - 5 năm

c) Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng.

Câu 6: Buôn bán động vật hoang dã là gì?

a)     Việc mua, bán và trao đổi các loài động vật hoang dã còn sống hay đã chết, các bộ phận hoặc sản phẩm làm từ các loài động thực vật hoang dã

b)     Việc mua, bán và trao đổi trái phép các loài động vật hoang dã còn sống hay đã chết, các bộ phận hoặc sản phẩm làm từ các loài động thực vật hoang dã

c)     Tất cả các đáp án trên

Câu hỏi: Hãy cho biết, hình phạt tù cao nhất đối với tội săn bắn, giết buôn bán động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của pháp luật

Đáp án: Bị phạt tù đến 7 năm

Câu 8: Trong 5 cán bộ thực thi pháp luật được nhận giải cống hiến trong công tác bảo vệ ĐVHD năm 2015, Thừa Thiên Huế đóng góp 1 cá nhân xuất sắc. Anh là ai?

Câu hỏi tìm hiểu về Động vật hoang dã:

 

1.      Loài gấu trúc là biểu tượng của tổ chức nào?

c.      IUCN                                                                    c. WHO

d.      WCS                                                                     d. WWF

2.      Gấu trúc phân bố ở đâu?

a.      Việt Nam                                                                   c. Lào

b.      Trung Quốc                                                               d. Thái Lan

3.      Gấu trúc sống ở kiểu rừng nào?

a.      Rừng hỗ giao                                                             c. Rừng nhiệt đới

b.      Rừng ôn đới                                                               d. Rừng trúc

4.      Động vật hoang dã là các nhóm nào sau đây:

 

e.      Động vật được nuôi trong công viên

f.       Động vật được nuôi trong các trang trại

g.      Động vật sống trong các cánh rừng

h.      Động vật được nuôi trong các gia đình

5.      Loài nào không phải là Linh trưởng?

e.      Khỉ mặt đỏ                                                                 c. Chà vá chân nâu

f.       Vượn đen má trắng                                                   d. Sóc đen

6.      Loài động vật nào sau đây không có đuôi?

c.      Khỉ đuôi lợn                                                              c. Vượn đen má trắng

d.      Vooc ngũ sắc                                                                        d. Cu – li

7.      Loài nào sau đây không phải là nhóm động vật không có móng guốc?

c.      Saola                                                                          c. Nai

d.      Tê giác                                                                                   d. Hỗ

8.      Loài nào sau đây không phải là Linh trưởng?

a.      Khỉ mặt đỏ                                                                 c. Vượn

b.      Cu – li                                                                                    d. Chồn bay

9.      Loài động vật hoang dã nào sau đây không nằm trong danh sách được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam?

c        Tê tê                                                                           c. Saola

d        Lợn rừng                                                                    d. Hỗ

10. Ba loài thú móng guốc nào được Khu bảo tồn Saola Thừa Thiên – Huế đặc biệt quan tâm bảo tồn?

a.      Voi                                                                              c. Saola

b.      Mang lớn                                                                   d. Mang Trường Sơn

11. Loài thú nào được xem như là biểu tượng của dãy núi Trung Trường Sơn?

a.      Hỗ                                                                               c. Voi

b.      Saola                                                                          d. Vượn đen má trắng

12. Hai đặc điểm nỗi bậc để phân biệt Saola với các loài thú móng guốc tương tự là gì?

a.      Cặp sừng                                                                    c. Các đóm trắng trên cơ thể

b.      Kích cỡ cơ thể                                                                       d. Màu sắc trên cơ thể

13. Saola được phát hiện vào năm nào?

c.      Năm 1975                                                                  c. Năm 2001

d.      Năm 1992                                                                  d. Năm 2013

14. Saola được tái phát hiện ở Khu bảo tồn Saola Quảng Nam vào năm nào?

a.      Năm 2011                                                                  c. Năm 2012

b.      Năm 2013                                                                  d. Năm 2014

15. Tại sao lại bảo tồn Saola?

c.      Vì có giá trị kinh tế cao                                           c. Vì sắp tuyệt chủng

d.      Vì loài thú có giá trị làm cảnh                                            d. Cả 3 phương án trên

16. Thợ săn, săn bắt tê tê để làm gì?

a.      Thực phẩm                                                                c. Làm thuốc chữa bệnh

b.      Nuôi trong các trang trại                                         d. Phương án a & c

17. Bộ phận nào trên cơ thể Tê tê được con người cho rằng có thể chữa bệnh?

a.      Da                                                                               c. Xương

b.      Mật                                                                 d. Vảy

18. Con Tê giác cuối cùng của Việt Nam bị giết hại vào năm nào?

c.      Năm 2009                                                      c. Năm 2011

d.      Năm 2010                                                      d. Năm 2012

19. Con Tê giác cuối cùng của Việt Nam bị giết hại ở đâu?

e.      Vườn Quốc gia Bạch Mã, TT Huế              c. Vườn Quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai

f.       Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình    d. Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An

20. Hỗ được săn bắt bất hợp pháp chủ yếu để làm gì?

c.      Thức ăn                                                          c. Nấu cao

d.      Thú nhồi bông                                                          d. Lấy mật

21. Bộ phận nào trên cơ thể Gấu được cho là có thể chữa bệnh?

c.      Da                                                                   c. Xương

d.      Mật                                                                 d. Cả 3 phương án trên

22. Bộ phận nào trên cơ thể Tê giác được xem là có thể chữa bệnh?

c.      Xương                                                                        c. Da

d.      Sừng                                                               d. Mật

(Nếu chưa đủ, có thể phát triển thêm các câu tương tự cho các loài khác như Linh trưởng, etc)

1. Chủ đề ngày Môi trường Thế giới 2016 là:

a.Chống buôn bán động, thực vật hoang dã

b.Tiếng gọi thiên nhiên và hành động của chúng ta

c.Hãy nói không với các sản phẩm từ động vật hoang dã

ĐA: b.

4.  Các khu bảo tồn là những bể hấp thụ khí CO2 khổng lồ để giảm hiệu ứng nhà kính một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Đúng hay sai?

ĐA: đúng

5. Phá rừng có gây ra hiệu ứng nhà kính không?

ĐA: Có.

6. Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa:

a. Phát triển kinh tế, giáo dục

b. Phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường

c. Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

(chọn câu trả lời đúng nhất)

ĐA: b.

DCT: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai.”

9. Ở TT Huế người ta thường trồng loài cây gì để tạo các dải rừng phòng hộ ven biển có tác dụng hạn chế nạn xói lỡ, chắn sóng, chắn cát bay và cố định các cồn cát di động?

ĐA: Phi lao (Dương liễu)

DCT: Có thể nói chưa bao giờ xâm thực biển gây những hậu quả nghiêm trọng với người dân vùng duyên hải tỉnh Thừa Thiên - Huế như hiện nay. Do đó trồng rừng phòng hộ ven biển bằng  Cây Phi lao là một giải pháp hữu hiệu để chặn đứng nạn xói lở, chắn sóng…

10. Trong các loài dưới đây, các loài nào là loài sinh vật ngoại lai xâm hại tại Việt Nam ?

            a. Rùa tai đỏ                                      b. Cây mai dương

            c. Cá chình hoa                                 d. Ốc bươu vàng

(chọn 1 hoặc nhiều đáp án)

           ĐA: a, b, d

DCT: Sự xâm nhập của các loài ngoại lai đang là mối đe dọa lớn đối với sự ổn định và đa dạng của các hệ sinh thái.

11. Loài nào sau đây là loài linh trưởng trưởng thành có đôi tay dài nhất so với cơ thể

a. Loài khỉ                 b. Loài voọc              c. Loài vượn

ĐA: c.

12. Hiện nay, mối đe dọa lớn nhất với loài gấu ở Việt Nam là :

a. Bị mất nguồn thức ăn trong tự nhiên

b. Bị bắt nhốt trong các trang trại gấu để khai thác mật.

c. Bị mất môi trường sống.

           ĐA: b.

13. Trong các loại tài nguyên sau đây, loại tài nguyên nào được xem là vô tận?

            a. Rừng                b. Khoáng sản               c. Ánh sáng          d. Động vật

           ĐA: c

16. Thức ăn nào sau đây không nên cho  Voọc chà vá  ăn?

a.  Lá cây rừng                      b. Quả chuối chín                 c. Quả đắng, chát

ĐA: Quả chuối chín

DCT: Thức ăn chủ yếu của Vooc là lá cây, không nên cho ăn chuối vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của nó.

17. Xác định câu trả lời đúng nhất. Một loài bị xem là tuyệt chủng khi:

a. Không còn bất kỳ cá thể nào của loài đó còn sống ngoài môi trường thiên nhiên.

b. Không còn bất kỳ cá thể nào của loài đó còn sống sót tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.

c. Chỉ còn một vài cá thể nhưng không thể sinh sản để duy trì nòi giống.

d. Tất cả đều đúng.

           ĐA: b

DCT: Phiên bản mới nhất hiện nay là Sách đỏ Việt Nam 2007, được công bố vào ngày 26 tháng 6 năm 2008, Có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng de dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng là 4 loài thú rừng (tê giác 2 sừng, heo vòi, cầy rái cá, bò xám, hươu sao (chỉ còn ở dạng nuôi dưỡng, tuyệt chủng ngoài thiên nhiên); động vật ở nước có: Cá chép gốc, cá chình nhật, cá lợ thân thấp, cá sấu hoa cà. Trong hệ thực vật có loài Lan hài Việt Nam bị coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên.

18. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây nuôi động vật rừng trên địa bàn tỉnh TT Huế:

a.Phải đăng ký trại nuôi với cơ quan Kiểm lâm sở tại và được Chi cục Kiểm lâm cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi động vật rừng.
b.Phải được Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn cấp phép đăng ký trại nuôi.
c.Không cần phải đăng ký trại nuôi.

ĐA: a.

19. Nguyên nhân gây cháy rừng:

a. Do con người sử dụng lửa bất cẩn gây cháy rừng.
b. Do sét đánh phát lửa gây cháy.
c. Cả 2 phương án trên.
ĐA: c.

20. Cơ quan xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lí rừng, bảo vệ rừng.
a.Cơ quan Kiểm lâm.
b.Viện Kiểm sát.
c.Cơ quan quân sự.
d. Chủ tịch UBND các cấp.
            (chọn 1 hoặc nhiều đáp án)

ĐA: a,d 

21.  Du lịch đến các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt, nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu. Đây là loại hình du lịch gì ?

ĐA: Du lịch sinh thái  

DCT: Tỉnh ta có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái. Chính vẻ đẹp thiên nhiên của Bạch Mã, Hải Vân, Trường Sơn, Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai… đã thổi vào cho Huế một thần thái riêng biệt, ít nơi nào có được; càng tôn vinh Huế - di sản văn hóa thế giới, thành phố Festival, thành phố du lịch.

22. Hãy kể tên khu rừng ngập mặn (khoảng 5ha) còn sót lại ở tỉnh ta, thuộc huyện Hương Trà?

ĐA: Rú Chá

DCT: Rú Chá là tên gọi của một dải rừng ngập mặn ở cuối thôn Thuận Hoà, xã Hương Phong, huyện Hương Trà. Đây là một trong những khu rừng ngập mặn hiếm hoi còn sót lại ven phá Tam Giang - Cầu Hai.

24. Trong số các ca sỹ sau, ca sỹ nào đã tham gia nhiều chương trình truyền thông về Bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ gấu, không mặc áo lông thú và nói không với đồ trang sức làm từ động vật hoang dã?

a. Quang Linh

b. Mỹ Linh

c. Uyên Linh

ĐA: b.

DCT: Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) vừa mời ca sĩ Mỹ Linh làm đại sứ cho diễn đàn bảo vệ môi trường trên mạng www.connect2earth.org.

Mỹ Linh là một trong 5 đại sứ quốc gia đầu tiên được lựa chọn phát động diễn đàn này (cùng với cầu thủ Samuel Eto của Cameroon, ca sĩ Elena Paparizou của Hy Lạp và hai ngôi sao ca nhạc đến từ Gabon và Zimbabwe).

25. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch là bao nhiêu đồng trên 1m3 nước thương phẩm?

a.      40 đ/m3

b.      60 đ/m3

c.      80 đ/m3

ĐA: a. 40 đ/m3

DCT: Theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 09 năm 2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (mục 2, điều 11): Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch là 40 đồng trên 1m3 nước thương phẩm. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện là 20 đồng/1kwh điện thương phẩm. Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng tính bằng 1% đến 2% trên doanh thu thực hiện trong kỳ.

26. Các sản phẩm khai thác từ thực vật, động vật, vi sinh vật và các bộ phận của chúng có nguồn gốc từ rừng được gọi chung là gì?

ĐA: Lâm sản

27. Chiếu Video clip. Các em hãy kể ra các nguy cơ có thể gây cháy rừng trong đoạn phim trên?

ĐA: Thắp hương, đốt vàng mã

29. Chiếu videoclip: Cảnh chữa cháy rừng, người ta dùng 1 số dụng cụ để chữa cháy. Hỏi: ngoài rựa, cào, nhánh cây, bình phun nước đeo vai, máy thổi gió… người ta còn dùng 1 dụng cụ gì nữa để chữa cháy rừng trong đoạn phim trên?

           ĐA: Bàn dập lửa

30. Động vật đa dạng,  phong phú nhất ở vùng nào ?

a. Vùng ôn đới

b. Vùng Nam cực.

c. Vùng  Bắc cực.

d. Vùng nhiệt đới.

ĐA: d

DCT: Câu hỏi được trích trong sách câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học lớp 7 của tác giả Phan Thu Hương

31. Để động vật mãi mãi đa dạng và phong phú, chúng ta phải:

a. Luôn luôn có ý thức bảo vệ động vật.

b. Chăm sóc, cứu hộ.

c. Bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho động vật sinh sống và phát triển.

d. Tất cả đều đúng.

ĐA: d

DCT: Câu hỏi được trích trong sách câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học lớp 7 của tác giả Phan Thu hương

32. Nhờ đâu mà con người bớt lệ thuộc vào thiên nhiên?

a. Đi bằng 2 chân.

b. Xương sọ lớn hơn xương mặt.

c. Có tư duy trừu tượng và có ý thức.

d. Cả a, b va c.

ĐA: c

DCT: Con người có tư duy  và có ý thức, do đó cần phải có suy nghĩ đúng đắn và hành xử ôn hòa và tế nhị với thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và môi trường xung quanh, góp phần giảm thiểu tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu, vì cuộc sống của chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau.

(Câu hỏi trích trong sách câu hỏi trắc nghiệm sinh học lớp 8 của PGS.TS Trịnh Nguyên Giao – Lê Tuấn Ngọc)

1- Để lấy mật gấu, người ta có thể dùng cách nào trong những cách sau đây?

a-     Mổ bụng và dùng kim tiêm để hút mật

b-     Khâu túi mật vào một chổ cố định trên cơ thể gấu để lấy mật mà không cần mổ bụng

c-     Xác định túi mật bằng máy siêu âm và dùng bơm kim tiêm để hút mật ra

d-     Tất cả các đáp án trên

e-     Không có đáp án nào đúng

Đáp án: d

2- Ở Việt Nam, gấu có mấy loài? Đó là những loài nào? Hãy nhận biết chúng bằng dấu hiệu hình yếm trước ngực.

Đáp án: Việt Nam có 2 loài gấu là Gấu Ngựa và Gấu chó. Gấu ngựa trước ngực có dãi yếm màu trắng hình chữ V và gấu chó có dãi yếm màu trắng hình chữ U.

3- Thức ăn ưa thích của Gấu là gì? Hãy chọn đáp án đúng.

a-     Mật ong- Quả Vả- Bèo Tây

b-     Mật ong- Măng tre- Ấu trùng kiến

c-     Mật ong- Mía- Rắn

d-     Cả 3 đáp án trên

Đáp án: b

6- Sừng tê giác thuộc dạng nào trong 2 dạng sau đây?

a- Dạng lông

b- Dạng xương

Đáp án: a

7- Buôn bán động vật hoang dã là gì?

Đáp án: Buôn bán động vật hoang dã là việc mua bán và trao đổi các loài động vật hoang dã còn sống, các bộ phận, dẫn xuất hoặc sản phẩm làm từ các loài động vật hoang dã.

8- Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào khiến động vật hoang dã ngày càng bị khai thác quá mức?

a- Dân số gia tăng

b- Tăng nhu cầu sử dụng

c- Sự phát triển của công nghệ

d- Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: d

10- Nhận biết loài động vật sau đây?

Loài thú mới phát hiện ở Việt Nam. Hình dạng gần giống sơn dương. Bộ lông ngắn màu nâu sẫm. Đặc điểm nổi bật  là có vằn trắng trên mặt. Sừng dài cong, nhọn và sắc.

Đáp án: Sao la

12- Một loài được coi là tuyệt chủng khi nào?

Đáp án: Một loài được coi là tuyệt chủng khi không còn cá thể nào của loài đó tồn tại trên trái đất.

13- Tình trạng săn bắt, mua bán và tiêu thụ động vật hoang dã trái phép quá mức sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hệ sinh thái?

Đáp án: Tình trạng săn bắt, mua bán và tiêu thụ động vật hoang dã trái phép quá mức sẽ ảnh hưởng lớn đến quan hệ dinh dưỡng của các loài động vật trong mạng lưới sự sống (lưới thức ăn) phá vỡ sự cân bằng sinh thái và dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật rừng.

14- Động vật hoang dã có vai trò gì đối với đời sống của con người?

a- Thực phẩm

b- Văn hoá tinh thần

c- Duy trì các quá trình sinh thái.

d- Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: d

Sự phong phú của các loài động vật hoang dã đã góp phần tạo nên đa dạng sinh học trên trái đất. Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng không chỉ vì giúp chúng ta tạo ra sự hài hoà và cân bằng trên trái đất mà còn vì những giá trị chúng mang lại cho con người như các nhu cầu về nghệ thuật, văn hoá, thực phẩm,… Hãy biết dừng lại và nghĩ đến thế hệ tương lai để bảo vệ các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài đang bị đe doạ.

15- Hậu quả của việc săn bắt, buôn bán và tiêu thụ động vật rừng quá mức là gì?

a- Nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật quý hiếm

b- Làm suy giảm đa dạng sinh học.

c- Không ảnh hưởng gì đến hệ sinh thái rừng.

Đáp án: a, b

16-Đây là loại bẫy gì?

Người ta đào một hố rộng và sâu trong rừng, bên trên gác ngang dọc những que nhỏ và phủ một lớp đất mỏng, cỏ và lá khô.

Đáp án: Bẫy Hầm (Bẫy hố) Loại bẫy này thường dùng để bắt những loài thú lớn mà không có công cụ trong tay.

17-Hãy xem hình minh hoạ để xác định đây là loại bẫy gì?

Đáp án:  Bẫy thòng lọng

18-Người ta thường đi săn bắt động vật rừng để làm gì?

a-     Bán cho các nhà hàng để giết thịt

b-     Nuôi nhốt để lấy các sản phẩm từ chúng.

c-     Thoả mãn thú vui.

d-     Tất cả các đáp án trên

Đáp án: d

 

19-Hãy tưởng tượng bạn đang đi du lịch, dã ngoại tại KBT thiên nhiên Phong Điền, VQG Bạch Mã. Theo bạn, bạn được phép mang về nhà những đồ vật nào mà không vi phạm pháp luật?

a-     Một cây phong lan rừng

b-     Một con rùa núi bé xíu

c-     Một con chim sáo được tặng cả lồng

d-     Một bộ sưu tập bướm hoang dã

e-     Tất cả các vật trên

f-      Không được mang vật nào về nhà.

Đáp án: f

           20-Mua bán động vật hoang dã là gì?

a-     Mua bán các loại hàng hoá khác nhau tại khu vực có động vật hoang dã sinh sống

b-     Mua bán các loài hàng hóa khác nhau tại khu bảo tồn.

c-     Mua bán và trao đổi các loài động vật hoang dã còn sống hay đã chết, các bộ phận hoặc sản phẩm làm từ các loài động thực vật hoang dã.

d-     Tất cả các đáp án trên

Đáp án: c

 

 

21-Trong các loài dưới đây, những loài nào thường bị giết để lấy các bộ phận phục vụ mục đích trang trí hoặc thời trang?

a-     Đồi mồi

b-     Hổ

c-     Voi

d-     Cá sấu

e-     Không có loài nào

f-      Tất cả các loài trên.

Đáp án: f

22-Trong các loài động vật hoang dã dưới đây, những loài nào đã được nuôi sinh sản ở Việt Nam?

a-     Voi

b-     Rắn hổ mang

c-     Cá sấu xiêm

d-     Không có loài nào

e-     Tất cả các loài trên.

Đáp án: e

Tại Việt Nam, voi đã được thuần phục và nuôi sinh sản. Nhưng do tập tính sinh sản của voi, số lượng voi con sinh sản trong môi trường nuôi nhốt rất ít.

Cá sấu xiêm được coi là tuyệt chủng trong tự nhiên nhưng được nuôi sinh sản rất phổ biến ở đồng bằng sông Mêkông. Mỗi trại cá sấu có khoản vài trăm con.

Rắn  hổ mang cũng được nuôi sinh sản rất dễ dàng ở các tỉnh miền Bắc nhất là ở Vĩnh Phúc.

23-CITES là gì?

a-     Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp.

b-     Công ước quốc tế về bảo vệ các loài chim quý hiếm

c-     Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường

d-     Công ước quốc tế về bảo vệ rừng

Đáp án: a

24-Nếu bạn đang đi ăn tối ở nhà hàng với bố mẹ. Thực đơn gồm các món ăn dưới đây. Theo bạn những món nào được chế biến từ các loài động vật hoang dã mà nhà nước đang cấm săn bắt, mua bán?

a-     Cầy hương xào sả ớt

b-     Heo rừng hấp

c-     Chồn hon

d-     Nhím xào

e-     Thịt Nai nướng

f-      Tất cả các món trên

Đáp án: f

25-Nếu bạn muốn biết loài động vật hoang dã mà bạn muốn mua có phải là loài bị buôn bán trái phép hay không, bạn sẽ hỏi tổ chức nào trong các tổ chức sau?

a-     Chi cục Kiểm lâm nơi bạn đang ở hoặc Cục Kiểm lâm

b-     Cơ quan quản lý thị trường

c-     Văn Phòng CITES tại Việt Nam

d-     Hải Quan

e-     TRAFFIC, WWF

f-      Tất cả các tổ chức trên

g-     Không có tổ chức nào

Đáp án: f

33- Trong trường hợp nào cho phép việc xuất và nhập khẩu các loài động vật quý hiếm:

     a) Không vì mục đích thương mại;

     b) Phù hợp với pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

     c) Có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.

     d) Hội đủ cả 3 điều kiện trên.

Đáp án: d

 34- Các cơ quan nào có chức năng Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với việc khai thác động vật hoang dã

    A) Cơ quan kiểm lâm, hải quan,

    B) Công an, bộ đội biên phòng,

    C) Cơ quan  kiểm dịch động vật,

    D) A.B.C đ úng.

Đáp án: D

35-: Nhóm động vật nào sau đây được phép khai thác:

a)     Động vật hoang dã có nguồn gốc nuôi, ghép.

b)     Động vật hoang dã không rõ nguồn gốc

c)     Động vật hoang dã có nguồn gốc di cư từ nước ngoài vào sinh sống.

Đáp án: A

36-  Cá nhân có hành vi vi phạm mà mức độ gây thiệt hại vượt quá mức độ tối đa thuộc phạm vi xử phạt vi phạm hành chính về khai thác, săn bắt, vận chuyển, mua bán trái phép thực vật, động vật hoang dã quý hiếm hoặc thông thường (có nguồn gốc từ tự nhiên):

a) Bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ Luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b) Phạt tù từ 2 - 5 năm

c) Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng.

Đáp án: A

40- Nhiệm vụ bảo vệ các loài động vật hoang dã là của ai?

a- Kiểm lâm

b- Tổ chức WWF

c- Cơ quan quản lý thị trường.

d- Toàn xã hội

Đáp án: d

42: Khi bạn phát hiện người ta mua bán các sản phẩm từ các loài động vật rừng( Thịt, da, sừng...) bạn nên làm gì?

a/ Mua về tặng cho người thân trong gia đình.

b/ Không mua bán.

c/ Báo cho cơ quan có thẩm quyền nơi gần nhất.

d/ Cả A và C đúng.

e/ Cả B và C đúng.

Đáp án:E

Không mua bán, báo cho cơ quan có thẩm quyền nơi gần nhất( Chi cục kiểm lâm , công an...) hoặc điện thoại đến số 18001522

43: Bạn đang ốm, có người mách cho bạn uống rượu rắn “ Ngũ xà”. Bạn nên làm gì?

a/ Nên uống vì biết đâu sẽ khỏi bệnh .

b/ Không nên

c/ Cả A và B đều đúng

c/ Cả A và B đều sai

Đáp án:B

 vì trên thế giới chưa có một công nhận chính xác nào về tác dụng chữa bệnh của các sản phẩm từ động vật hoang dã.( mặt dù trên thị trường, trên một số đơn thuốc dân gian vẫn sử dụng)

6: Bạn đang đi chơi cùng gia đình và bạn bè ở vườn quốc gia Bạch Mã. Bạn thấy có một số người dân ở quanh đó đang bẫy chim. Bạn nên và không nên làm gì?

a.                                  Nhắc nhủ, khuyên bảo những người đó không nên bẫy chim thú trong rừng.

b.                                  Cùng tham gia với họ để bẫy chim.

c.                                  Báo cho các cán bộ Kiểm lâm ở Vườn Quốc gia Bạch Mã.

d.                                  Vẫn đi chơi vui vẻ với gia đình và bạn bè và bạn xem như không trông thấy gì

Đáp án:          - Nên: a, c

                        - Không nên: b, d

47: Bạn đi chơi cùng bạn bè, moi người rủ nhau vào nhà hàng để ăn. Khi không có mặt bạn, mọi người đã gọi món thịt rừng. Bạn nên và không nên làm gì?

Đáp án: Bạn không nên ăn. Bạn nên giải thích với các bạn là sử dụng thịt rừng là góp phần vào việc phá hoại sự cân bằng sinh thái đối với các loài động vật và có thể góp phần làm tuyệt chủng mọt hoặc nhiều loài vì chính nhu cầu của các bạn. Khuyên các bạn của mình không nên sử dụng thịt thú rừng.

Thanh Quang
Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 10.055.571
Truy cập hiện tại 9.155