Sự kiện
25/4: Tổ chức chương trình "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" năm 2024 tại A Lưới     *      26/4: Tổ chức lớp tập huấn Chỉ huy Đội và phụ trách Sao nhi đồng năm 2024

 

Tìm kiếm tin tức

3 lời khuyên nhỏ giảm rắc rối lớn
Ngày cập nhật 14/03/2011

 Một mùa tuyển sinh nữa lại đến, các thí sinh lại phân vân, lo lắng trước ngưỡng cửa cuộc đời khi quyết định nên chọn ngành nào, trường nào cho phù hợp? Tiêu chí, quan điểm lựa chọn thế nào? Tại sao có nhiều người giỏi mà thi vẫn rớt? tại sao có nhiều người sức học vừa phải nhưng thi đậu liền? Tại sao có nhiều người thi đậu, học 4-5 năm trời ròng rã, tốt nghiệp xong rồi lại đòi … làm lại từ đầu?

 

 Những lời khuyên sau đâu giúp thí sinh phòng ngừa, né tránh rủi ro có thể có. Tôi xin nhấn mạnh một điều: nhiều TS đã chủ quan bỏ qua các lời khuyên đơn giản để rồi tự mình làm phức tạp thêm cho bản đồ cuộc đời của mình.

 

Thứ nhất: Xác định tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp

 

Nếu việc chọn lựa xuất phát từ sở thích, nguyện vọng của bản thân thì sẽ bền vững hơn. Việc chọn ngành không phù hợp ảnh hưởng rất lớn (theo hướng tiêu cực) đối với việc học hành và công việc của các TS sau này. Hướng nghiệp là vấn đề lớn và đi trước một bước. “ Hướng nghiệp và tuyển sing, tuy 2 mà 1”. Xuất phát điểm của TS khi chuẩn bị vào ngưỡng cửa ĐH, CĐ, THCN… phải là sở thích, sở trường, năng khiếu. Đó mới là điều quan trọng và cốt lõi.
 

 

Tiếp theo là phải cân nhắc nhu cầu việc làm của ngành này. Xác định điều này có ý nghĩa đối với cả cuộc đời, lâu dài hơn là tìm câu trả lời cho câu hỏi “ Thi trường nào, ngành nào để dễ đậu?. Đậu rồi nhưng chỉ là sự trú chân tạm bợ, chân đứng đó nhưng trong đầu lại không một chút tâm huyết gì với ngành nghề đó.
 

 

Thứ hai: Biết lượng sức

 

Nghĩa là phải “biết người biết ta”. Kinh nghiệm cho thấy có nhiều sỉ tử học giỏi mà thi hoài không đậu. Có em học khá nhưng thi rất chắc, đầu liền. TS không nên chọn những nghề thật “ cao siêu” nhưng khồn biết năng lực mình tới đâu. Tực ra, có khi gọi là nghề cao siêu với người này nhưng lại là..” thấp siêu” với người khác.
 

 

`Sau khi chọn ngành mình thích, nên lượng sức mình có thể vừa với những trường tốp nào. Dĩ nhiên, có nhiều tiêu chí để tham khảo: điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển, nhu cầu xã hội, việc làm sau khi ra trường, điều kiện vị trí địa lý…
 

 

Ngành nghề hiện nay thì nhiều và đa dạng nhưng năng lực của con người thì có hạn, giới trẻ lại có quá nhiều ước mơ, hoài bảo. Nói cách khác, sự lựa chọn nghề nghiệp hiện nay rất phong phú và theo hướng tự do, tự nguyện. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp TS bị lệ thuộc vào quyền quyết định của người khác để thi vào ngành mình không thích, bậc học không tương xứng. Nếu đậu, chỉ là sự tạm trú, rất không chắc chắn.
 

 

Thứ ba: Phân biệt đúng giữa “thích” và “phù hợp”

 

Nghĩa là phảỉ tránh xa sở đoản. Có nhiều TS thích học để sau này làm bác sĩ nhưng bạn đó hễ thấy máu là xỉu, thấy người khác xỉu là ngất xỉu theo luôn. Trong khi họ là người phù hợp với công việc gắn liền với thiên nhiên, hoa viên cây cảnh. Có bạn thích làm việc với máy tính nhưng cứ hễ ngồi trước bàn phím gõ gõ là hoa cả mắt trong khi lại có năng khiếu hát rất kay và dẫn chương trình cũng rất tuyệt. Vậy thì cái mình thích đâu có phù hợp? (Đương nhiên, ngoại trừ những trường hợp khổ công rèn luyện và khắc phục được hạn chế của mình).
 

 

Nên chọn theo sở trường, tránh xa sở đoản mới bền vững. Tuy nhiên cũng không nên quá bảo thủ, cực đoan mà hãy nghe những lời khuyên vì có khi các em không đủ thông tin. Các em nên kiểm tra sở thích nguyện vọng của mình có …bị ngộ nhận hay không.
 

 

Ngoài ra, để những vấn đề trên được toại nguyện, TS cần phải hết sức lưu ý đến vấn đề “ kỹ thuật”. Theo đó, các em phải tìm hiểu kỹ càng về những vấn đề liên quan đến kỳ tuyển sinh năm nay. Có những điểm mới so với trước đây, “tra tìm” điểm chuẩn 3 năm gần kề để lượng sức ngành nghề đó ở trường nào thì phù hợp. Đây tuy là vấn đề kỹ thuật “ ngắn hạn” nhưng nếu không lưu ý làm đúng ngay từ đầu thì có khi lại bị chệch hướng, gây lãng phí cho bản thân, gia đình và xã hội.
 

                          (Theo Cẩm nang tuyển sinh năm 2011 (Báo thanh niên))
Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 8.631.831
Truy cập hiện tại 1.345